0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP CẦN THIẾT CHO MỖI CHÚNG TA (Trang 137 -139 )

8.1. Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành (thành lập).

Đặc tính của giai đoạn này là các nhóm viên có cơ chế

phòng vệ do mới quen biết nhau, giữ khoảng cách, ít bộc lộ, khó chia sẻ với nhau và thiếu sự thống nhất, đang thăm dò nhau, không muốn mạo hiểm. Mỗi nhóm viên tìm kiếm những điểm

tương đồng nơi người khác liên quan đến giá trị, thái độ để từ đó xác định vai trò sẽ đảm nhận của mình trong mối quan hệ so với nhiệm vụ chung của nhóm. Lãnh đạo thường là thành viên quả

quyết nhất. Các thành viên đều mang tâm trạng mâu thuẫn, tức vừa thương vừa ghét do vừa bị thu hút lẫn nhau do nhu cầu giống nhau và vừa giữ kẽ do chưa hiểu nhau. Giai đoạn này chấm dứt khi các thành viên cảm thấy an toàn và thoải mái trong nhóm.

8.2. Giai đoạn 2: Quyền lực và kiểm soát.

Đây là giai đoạn bắt đầu công việc, sự thống nhất và mối quan hệ bắt đầu tăng lên. Các thành viên tìm cách đóng góp cho nhóm và thích nghi với nhau. Trong tiến trình này, bắt đầu có sự

cạnh tranh với nhau để thiết lập vị trí và vai trò của mình trong nhóm và từ đó hình thành các quy tắc, phương pháp làm việc, mối liên kết giữa các thành viên tương hợp (cơ cấu phi chính thức). Sự cạnh tranh và liên kết này nhằm để tìm kiếm quyền lực,

ảnh hưởng và để tự bảo vệ, tìm sự hỗ trợ, khen thưởng của nhóm.

Vai trò của lãnh đạo là giúp các thành viên sử dụng được nhóm, tái lập sự cân bằng và giải quyết mâu thuẫn. Nếu giải quyết được, nhóm sẽ ổn định, các thành viên tin tưởng và gắn bó với nhau hơn. Nếu không, nhóm có nguy cơ tan rã ở giai đoạn này.

8.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn ổn định (thân mật):

Đến giai đoạn này, nhóm có bầu không khí gia đình thân thiện. Các thành viên chịu lắng nghe nhau và chấp nhận nhau, phân công trách nhiệm và quyền lợi. Họ cởi mở và thẳng thắn hơn khi thảo luận. Nhóm trở thành nơi tăng trưởng và thay đổi hành vi,

nhóm viên cố gắng thay đổi chính mình để phù hợp với sự mong

đợi của nhóm và hòa hợp với mục tiêu chung của nhóm vì có sự đồng hóa giữa họ và nhóm (nhóm là mình, mình là nhóm).

8.4. Giai đoạn 4: Giai đoạn trưởng thành.

Giai đoạn này có đặc điểm là mục đích rõ ràng hơn, nhóm có ảnh hưởng mạnh đến các thành viên, đoàn kết chặt chẽ và cơ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP CẦN THIẾT CHO MỖI CHÚNG TA (Trang 137 -139 )

×