Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc

Một phần của tài liệu công tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 chi lăng huế (Trang 35 - 43)

B. NỘI DUNG

2.4.4Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc

2.4.4.1 Lượng giá:

Tôi và thân chủ đã trải qua một quá trình làm việc với nhau, tuy không dài nhưng cũng đã có những thay đổi nhất định.

Những mặt đạt được:

- Theo quan sát của bản thân tôi thì thân chủ cũng đã có những thay đổi tích cực hơn. Đức đã biết cách sắp xếp việc học hành có khoa học hơn để cải thiện tốt môn toán, trong hành động và cử chỉ của em đã có thay đổi, em có cố gắng hơn và suy nghĩ tích cực hơn nhiều.

- Đức cũng luôn vui vẻ, dễ gần, dễ chia sẻ hơn trước, luôn cố gắng luyện tập để đeo đuổi niềm đam mê học võ của mình.

- Đức đã biết tự định hướng cho mình về tương lai nên làm gì để đạt được ước mơ của chính mình.

- Riêng bản thân tôi nhận thấy được những thay đổi trong bản thân, có kinh nghiệm khi làm việc với trẻ vị thành niên, và rút ra cho mình rất nhiều bài học khi ra trường làm việc.

Những mặt chưa đạt:

- Do điều kiện thực tập và thời gian thực tập ngắn nên chưa phát huy hết khả năng của bản thân, đôi khi còn hơi e ngại và chưa đưa ra những ý tưởng hay để thay đổi thân chủ theo hướng tích cực hơn.

- Vấn đề của thân chủ đã tồn tại mấy năm nay nên việc can thiệp giúp đỡ của sinh viên trong một thời gian ngắn như vậy thì chưa đủ để làm thay đổi vấn đề, không thể thay đổi được vấn đề của thân chủ mà phải từ từ.

2.4.4.2 Kết thúc

Trải qua một quá trình thực hành, sinh viên và thân chủ đã cùng làm việc với nhau thông qua trao đổi ý kiến và thực hiện các phương pháp trị liệu cũng đã thay đổi một phần ở thân chủ và sinh viên theo hướng tích cực hơn. Tạo nên mối gắn kết giữa sinh viên và thân chủ. Tuy rằng thân vẫn chưa thực sự hết lo nghĩ về gia đình của mình những qua quá trình cũng thấy được sự thay đổi về tâm lý của thân chủ.

2.5 Kết luận

2.5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hành2.5.1.1 Về thuận lợi 2.5.1.1 Về thuận lợi

- Sinh viên đã được trang bị kiến thức rõ ràng và tỉ mỉ trước khi về cơ sở thực hành cộng với sự nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn là cô Lê Thị Kim Dung cùng với sự hợp tác tạo điều kiện từ phía lãnh đạo cơ sở thực hành là Đội CTXH thanh niên Huế và đặc biệt là Gia đình Chi Lăng.

- Sinh viên đã sớm thiết lập được mối quan hệ tốt với thân chủ và nhận được nhiều thông tin từ việc nói chuyện và chia sẻ của thân chủ.

- Tôi đã hiểu biết và vận dụng những kĩ năng, phương pháp trong Công tác xã hội cá nhân để áp dụng vào thực tiển.

- Các trẻ trong trung tâm rất vui vẻ, hòa đồng, thân thiện, nói chuyện rất cởi mở giúp cho tôi thu thập được các thông tin chính xác và thiết thực về thân chủ để tôi có thên tài liệu nhằm có kế hoạch giúp đỡ và cùng thân chủ giải quyết vấn đề.

2.5.1.2 Về khó khăn

- Gia đình Chi Lăng ở xa nên tôi khó khăn về phương tiện đi lại, nhất là vào mùa mưa rét, tôi cùng các bạn sinh viên khác đã rất cố gắng để đến cơ sở thực hành cùng thân chủ.

- Về mặt kiến thức, sinh viên đã tiếp thu được những thông tin trên lớp một cách khá đầy đủ nhưng vẫn còn có những thiếu sót trong quá trình xây dựng kế hoạch tuần để áp dụng vào việc giúp đỡ thân chủ. Từ lý thuyết để đi vào thực hành là một quá trình.

- Lần đầu tiên làm việc giữa cá nhân sinh viên với cá nhân thân chủ nên tôi còn nhiều bỡ ngỡ, không tránh khỏi những sai sót ban đầu.

- Vấn đề của thân chủ gặp phải nằm ngoài kiến thức chuyên môn của tôi nên tôi phải đi tìm hiểu các nguồn thông tin khác nhau có liên quan đến vấn đề của thân chủ.

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm

Trong quá trình tham gia thực hành bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình như sau:

- Cần phải có tác phong làm việc nghiêm túc, chấp hành ngiêm chỉnh các nội quy quy định đã được đề ra ngay từ đầu từ phía giáo viên hướng dẫn cũng như ở trung tâm thực hành.

- Phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành vì chúng tôi đã được học và trang bị lý thuyết rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ có thể hiểu được bài chắc hơn khi được thực hành cụ thể.

- Cần phải biết áp dụng linh hoạt các phương pháp trong việc xử lý các tình huống liên quan.

- Nhìn thấy các trẻ trong trung tâm sống thiếu tình yêu thương của con bố mẹ làm cho tôi phải biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn và biết trân trọng những gì mình đang có. Biết và hiểu hơn các tâm lý của trẻ vị thành niên như thích chơi trò chơi, tham gia các hoạt động, ca hát, chơi các bài trắc nghiệm tâm lý.

- Đợt thực hành này giúp cho tôi biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch phù hợp để giúp đỡ thân chủ một cách hiệu quả

2.5.3 Những thay đổi bản thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết thúc một quá trình thực hành công tác xã hội làm việc với trẻ em, bản thân tôi đã có những thay đổi nhất định.

• Về mặt nhận thức và quan niệm:

- Nhận thức của tôi đã thay đổi hoàn toàn khi tiếp xúc với các trẻ. Lúc chưa xuống Gia đình Chi Lăng thì tôi cứ nghĩ các trẻ là những đứa trẻ khó tính, khó gần gũi, không hòa đồng… nhưng tôi đã có cái nhìn khác hẳn khi tiếp xúc với các trẻ. Các trẻ vui vẻ, hòa đồng, thân thiện tiếp đón chúng tôi, cởi mở chia sẻ, nói chuyện, giao lưu, có trẻ lấy kẹo bánh mời chúng tôi ăn, có trẻ hát cho chúng tôi nghe,… tôi cảm thấy một cảm giác thân thiện như chính những người người anh người em của mình vậy.

• Về mặt kiến thức

- Tôi đã thực hiện được những gì đã học vào thực tế, từ những lý thuyết ở sách vở giờ đã giúp tôi vận dụng nó vào thực tế như tạo được lòng tin nơi thân chủ, cùng thân chủ tham gia tiến trình làm việc…

- Tôi biết cách để tiếp xúc, tiếp cận và hiểu tâm lí của trẻ em, hiểu và thông cảm cho các trẻ ở đây hơn…

- Biết sử dụng các lý thuyết sinh thái, lý thuyết thế hệ vào vẽ sơ đồ sinh thái và sơ đồ thế hệ vào quá trình làm báo cáo thực tập. Kỹ năng sử dụng các phương pháp của các ngành học khác để phân tích vấn đề của thân chủ cũng có sự thay đổi (lập ma trận SWOC, vẽ cây vấn đề, cây mục tiêu…)

- Tôi biết sử dụng thành thạo các phương pháp như: vấn đàm, phỏng vấn, ghi chép, lắng nghe, quan sát, cùng tham gia hoạt động với thân chủ…để nhận được thông tin chính xác từ thân chủ. Qua mỗi tuần, tôi biết cách lập kế hoạch, biết cách viết báo cáo, làm lượng giá.

- Biết cách tổ chức được một cuộc nói chuyện tốt với thân chủ, thiết lập được mối quan hệ với thân chủ và những người xung quanh.

- Biết cách sử dụng được các nguyên tắc trong công tác xã hội vào quá trình thực hành như giữ bí mật, chấp nhận thân chủ,…

[1] Lê Văn Phú, 2004. Công tác xã hội. Tái bản lần thứ hai. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Nguyễn Thị Oanh và Nhóm tác giả, 1997. An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. NXB Đại học Mở Bán công TP. HCM.

[3] Grace Mathew. Lê Chí An dịch (1999). Nhập môn công tác xã hội cá nhân. Xuất bản lần thứ hai. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Lê Chí An, 2006.Tài liệu hướng dẫn học tập Công tác xã hội nhập môn. Đại Học Mở Bán công TP.HCM.

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...2

3. Mục tiêu nghiên cứu...2

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...3

5. Phạm vi nghiên cứu...3

6. Phương pháp nghiên cứu...3

7 Kết cấu đề tài...4

B. NỘI DUNG...5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH TRẺ EM 108 CHI LĂNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. .5 1.1 Lịch sử thành lập cơ sở...5

1.2 Tổ chức cơ sở...6

1.3 Mục tiêu...8

1.4 Các đối tượng xã hôi được cơ sở phục vụ...8

1.5 Các dịch vụ của đội công tác xã hội thanh niên Huế cung cấp...8

1.6 Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng...10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.7 Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở...11

1.8 Các lý thuyết liên quan...12

1.8.1 Khái niệm công tác xã hội...12

1.8.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân...14

1.8.3 Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ...14

1.8.4 Những giả định triết học trong công tác xã hội cá nhân...14

CHƯƠNG 2 THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN...16

2.1 Bối cảnh chọn thân chủ...16

2.3 Quá trình thực hành...19

2.4 Tiến trình làm việc với thân chủ...24

2.4.1 Giai đoạn 1 : Tiếp cận và khám phá...24

2.4.2 Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ...25

2.4.3 Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ...31

2.4.4 Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc...35

2.4.4.1 Lượng giá:...35

2.4.4.2 Kết thúc...36

2.5 Kết luận...36

2.5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hành...36

2.5.1.1 Về thuận lợi...36

2.5.1.2 Về khó khăn...36

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm...37

2.5.3 Những thay đổi bản thân...38

Lời cảm ơn!

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo. Ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường.

Qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên CN. Lê Thị Kim Dung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tham gia thực tập và hoàn thành bài báo cáo.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ tại Đội Công tác xã hội thanh niên Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi suốt trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo của mình.

Trong quá trình thực tế, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu công tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 chi lăng huế (Trang 35 - 43)