Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ

Một phần của tài liệu công tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 chi lăng huế (Trang 25 - 31)

B. NỘI DUNG

2.4.2Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ

Đánh giá vấn đề của thân chủ

- Vấn đề của thân chủ là tâm lý về gia đình, em hay suy nghĩ về hoàn cảnh của mình.

- Sinh viên đã cùng thân chủ xác định vấn đề là tâm lý gia đình thông qua các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề

- Đức luôn lo lắng, với tâm lý là hoàn cảnh gia đình khó khăn không được như các bạn cùng trang lứa, các bạn có ba có mẹ có các em cùng đi chơi với nhau cùng nhau ăn cơm… nhìn thấy hoàn cảnh các bạn khác với mình em càng suy nghĩ nhiều hơn.

- Nhiều lúc suy nghĩ nhiều quá khiến cho em mặc cả về hoàn cảnh của mình.

- Trước khi chưa vào trung tâm lúc hè học lớp 7 Đức đã có ý định bỏ học đi làm thêm để phụ giúp cho bà ngoại nhưng được khuyên nhủ nhiều nên em đã gạt bỏ ý nghĩ đó.

- Những hoàn cảnh bên ngoài cũng khiến em phải suy nghĩ nhiều như đôi khi suy nghĩ về bạn bè và việc học tập,… Em suy nghĩ nhiều làm cho tâm trạng buồn hơn.

- Ở quê thì mẹ luôn tất bật và luôn lo lắng cho em, khiến bản thân em càng thương mẹ hơn và càng suy nghĩ về những điều mẹ phải lo lắng cho bố dượng và các em nhỏ.

CÂY VẤN ĐỂ CỦA THÂN CHỦ LÊ NGỌC ĐỨC Tâm trạng không được thoải mái Hay suy nghĩ một mình Muốn bỏ học Tâm lý gia đình Buồn Sống nội tâm Lo về gia đình ở xa gia đình

CÂY MỤC TIÊU CỦA THÂN CHỦ LÊ NGỌC ĐỨC Tâm trạng thoải mái, vui vẻ Gạt bỏ ý nghĩ bỏ học Không còn suy nghĩ một mình Được bố mẹ. gia đình quan tâm Cải thiên tâm lý về gia đình Vui vẻ Sống vui vẻ thoải mái hơn. Bớt suy nghĩ về gia đình Được gần gũi hơn với gia đình

Em mong muốn hoàn cảnh của ông ngoại, bà ngoại, bố, mẹ khá hơn để cuộc sống đỡ vất vả và lo toan hơn.

Em lo lắng cho ông bà đã sức yếu mà vẫn phải đi làm kiếm tiền. Lo cho mẹ vì mẹ phải vừa chăm lo cho gia đình mà vẫn lo cho em. Chính vì lo sợ gia đình không có tiền nuôi em ăn học nên em cứ suy nghĩ và có dự định là bỏ học đi làm thêm để ông bà ba mẹ khỏi lo cho mình. Mặc dù vậy nhưng em cũng ý thức được việc bỏ học thì mình sẽ không có một tương lai tốt đẹp.

Việc tiếp cận thông tin của em bị hạn chế do em phải đi học và học bài buổi tối nên thời gian rảnh rất ngắn.

Ma trận SWOC Điểm mạnh (S)

+ Sức khỏe tốt

+ Học tốt các môn tự nhiên xã hội là nhanh trí

+ Là thủ lĩnh đứng đầu trong các hoạt động, bắt chước tài.

+ Chơi tốt các môn thể thao, biết các trò ảo thuật.

+ Biết kiên nhẫn chờ đợi, có cố gắng, không bao giờ bỏ học, chuyên cần.

+ Vui vẻ hòa đồng với bạn bè. + Biết lo lắng cho gia đình.

Cơ hội (O)

+ Ở trường được bạn bè yêu mến và quý mến.

+ Ở gia đình được mệ ngoại và mẹ, ba dượng thương yêu.

+ Ở cơ sở được cô Bê, cị Đào yêu mến và chăm sóc chu đáo.

Điểm yếu (W)

+ Buồn, hay suy nghĩ một mình + Sống nội tâm

+ Vui vẻ hòa đồng nhưng lại muốn ngồi học một mình và ít bạn bè.

+ Nhanh quên.

Cản ngại (C)

+ Không có điều kiện bằng bạn bè trang lứa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ.

Sinh viên và thân chủ là em Đức đã đánh giá và xác định được vấn đề của em là tâm lý về gia đình, vì vậy cần phải có kế hoạch giúp đỡ thân chủ hợp lý. Tuy rằng vấn đề của thân chủ đã tồn tại từ rất lâu rồi nhưng nhân viên Công tác xã hội và thân chủ sẽ cố gắng để giảm bớt một phần nào đó sự gia tăng về tinh thần của thân chủ và đặc biệt là vấn đề tâm lý.

Là nhân viên Công tác xã hội, tôi cần phải thực hiện những vai trò của mình để giúp đỡ thân chủ khắc phục được vấn đề của mình:

Vai trò là người tư vấn, tham vấn

- Tư vấn cho thân chủ hiểu thêm về những vấn đề của tuổi dậy thì gây tác động đến tâm sinh lý, những suy nghĩ lệch lạc mà tuổi dậy thì thương suy nghĩ và có tác động xấu đến bản thân người suy nghĩ. Nói chuyện, phân tích để thân chủ hiểu rõ suy nghĩ về việc muốn bỏ học đi làm của thân chủ là đúng hay sai. Ví dụ như tư vấn cho thân chủ hiểu rõ việc đi học sẽ có tương lai tốt đẹp nếu thân chủ biết cố gắng và đặt niềm tin, hy vọng của mình vào ước mơ thì ước mơ đó sẽ thành hiện thực.

- Tư vấn, tham vấn, trao đổi với thân chủ về các cách để tìm cho mình niềm vui và tạo sự tự tin, nghị lực cố gắng trong học tập và trong cuộc sống.

Vai trò là người giáo dục

- Nhóm sinh viên cùng tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể chung với tất cả các thân chủ của các bạn trong đó đưa ra các trò chơi, câu đố, bài hát….có ý nghĩ về cuộc sống về học tập để gây hứng thú cho riêng bản thân thân chủ mình và các thân chủ của các bạn khác.

- Đưa ra các trò chơi thể hiện tính đoàn kết, nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt trong các trò chơi đó.

Vai trò là người hỗ trợ

- Nói chuyện, chia sẻ, kể chuyện vui cùng em, quan tâm, lắng nghe, cảm thông, giúp em vui vẻ hơn và quên đi những phiền muộn của cuộc sống

- Khuyến khích em nên suy nghĩ tích cực hơn, thường xuyên tìm tòi các bài test để giải tỏa tâm lý.

- Hỗ trợ em bằng những trò chơi, các cách giải tỏa tâm lý, sử dụng các bài test, các câu châm ngôn…

Vai trò trung gian

- Tạo không khí vui vẻ với em và các em trong gia đình để thắt chặt mối quan hệ cùng chia sẻ nhiều hơn.

- Cùng trò chuyện và ngõ ý tới Cô Bê, Chị Đào và bố dượng, mẹ và ông ngoại, bà ngoại quan tâm tới Đức nhiều hơn và nói chuyện với em nhiều hơn, để tâm tới Đức nhiều hơn để em thấy mình luôn được quan tâm, chăm sóc.

Một phần của tài liệu công tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 chi lăng huế (Trang 25 - 31)