Cơ cấu chung

Một phần của tài liệu bài số 2 trần thị hoài phương. chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công tnhh tâm phát (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu của chuyên đề

3.1.4.1. Cơ cấu chung

Công ty cổ phần xây lắp Tâm Phát có những đặc điểm chung của tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm xây dựng cơ bản và những đặc điểm riêng để phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:

Chuẩn bị hồsơ kỹ thuật

Lập mặt bằng thi công

Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động

Tổ chức thi công

đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty * Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Đại hôi cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng công ty, tất

cả các cổ đông đều có quyền tham dự. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết. Quyết định của Hội đồng quản trị phải được thông qua đại hội cổ đông và phải được ít nhất 51 % phiếu bầu nhất trí.

Hội đồng quản trị: là cơ quan tối cao nhất quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các công việc khác của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan có đủ quyền hạn để thực hiện các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng thí nghiệm vật liệu Phòng tài chính - kế toán Phòng tổ chức hành chính XN cơ giới XN4 XN5 XN6 XN7 XN8 ĐẠI HỘI CỔĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị có trách nhiêm giám sát giám đốc và những người quản lý khác, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty.

Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và ba phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. là những người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính, tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất, và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật.

Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính trung

thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các Chi nhánh. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.

Phòng kế hoạch kỹ thuật: xây dựng các kế hoạch kỹ thuật trong tháng, quý, năm và các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đó. lập dự thảo kinh tế với các nhà đầu tư và các chủ nhiệm công trình, lập kế hoạch tiến độ thi công, nhân hồ sơ thiết kế, nghiên cứu, xem xét, phát hiện, bổ sung các thiếu sót, quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật thi công theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo của công ty.

Phòng thí nghiệm vật liệu: thí nghiệm các loại vật liệu ở các công trình xây dựng nhằm cung cấp các định mức vật liệu cho thi công các công trình.

Phòng tổ chức - hành chính: thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức

tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người, theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho người lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) gián tiếp tại văn phòng công ty.

Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp qua đó phân tích, đánh giá qua việc ghi chép nhằm cung cấp

những thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác để ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định.

Các chi nhánh xây dựng công trình: nhiệm vụ chính của các xí nghiệp là

trực tiếp thi công công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi. đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu bài số 2 trần thị hoài phương. chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công tnhh tâm phát (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)