Các ràng buộc trên các kiểu liên kết

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Cơ sở dữ liệu (2014 - 2015) (Trang 27 - 29)

2. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT

2.2.5. Các ràng buộc trên các kiểu liên kết

Các kiểu liên kết thƣờng có một số ràng buộc để hạn chế số các tổ hợp có thể của các thực thể có thể tham gia trong tập hợp liên kết tƣơng ứng. Các ràng buộc này đƣợc xác định từ tình trạng của thế giới thực mà kiểu liên kết biểu diễn. Ví dụ, nếu công ty có quy chế là một nhân viên chỉ làm việc cho một đơn vị thì chúng ta phải mô tả ràng buộc này trong lƣợc đồ. Có hai loại ràng buộc chính: tỷ số lực lƣợng và sự tham gia.

Tỷ số lực lượng: Tỷ số lực lƣợng cho một kiểu liên kết chỉ ra số các thể hiện liên kết

mà một thực thể có thể tham gia. Với các kiểu liên kết cấp 2, có thể có các tỷ số lực lƣợng 1:1, 1:N, và M:N. Một kiểu liên kết có tỷ số lực lƣợng 1:1 giữa hai kiểu thực thể A và B có nghĩa là trong kiểu liên kết đó, một thực thể của kiểu A chỉ liên kết với một thực thể của kiểu B và ngƣợc lại, một thực thể của kiểu B chỉ liên kết với một thực thể của kiểu A. Tỷ số lực lƣợng 1:N có nghĩa là một thực thể của kiểu A có thể liên kết với nhiều thực thể của kiểu B nhƣng một thực thể của kiểu B chỉ liên kết với một thực thể của kiểu A. Trong kiểu liên kết có tỷ số lực lƣợng M:N, mỗi thực thể của kiểu A có thể liên kết với nhiều thực thể của kiểu B và ngƣợc lại, mỗi thực thể của kiểu B có thể liên kết với nhiều thực thể của kiểu A. Trong biểu diễn của lƣợc đồ ER, các tỷ số lực lƣợng đƣợc biểu diễn bằng cách ghi 1, N, M trên các hình thoi biểu diễn kiểu liên kết (hình 2-5) .

Hình 2-5. Tỷ số lực lượng của các kiểu liên kết

Các ràng buộc tham gia và sự phụ thuộc tồn tại: Ràng buộc tham gia chỉ ra rằng có

phải sự tồn tại của một kiểu thực thể phụ thuộc vào một kiểu thực thể khác thông qua một kiểu liên kết hay không. Có hai kiểu ràng buộc tham gia: ràng buộc tham gia toàn bộ và ràng buộc tham gia bộ phận. Tham gia toàn bộ nghĩa là tất cả các thực thể của kiểu thực thể phải tham gia vào kiểu liên kết còn tham gia bộ phận nghĩa là chỉ

NHÂNVIÊN Quản lý ĐƠNVỊ

NHÂNVIÊN Làm việc ĐƠNVỊ

cho NHÂNVIÊN Làm việc DỰÁN trên 1 1 N 1 M N

một bộ phận các thực thể của kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết. Ví dụ, xét kiểu liên kết NHÂNVIÊN <quản lý> ĐƠNVỊ. Trong thực tế, mỗi đơn vị phải có một ngƣời quản lý (là một nhân viên) nhƣng không phải nhân viên nào cũng quản lý một đơn vị. Nhƣ vậy, sự tham gia của các thực thể đơn vị vào kiểu liên kết là toàn bộ còn sự tham gia của các thực thể nhân viên vào kiểu liên kết là bộ phận. Sự tham gia toàn bộ còn đƣợc gọi là sự phụ thuộc tồn tại.

Trong lƣợc đồ ER, sự tham gia toàn bộ đƣợc biểu thị bằng đƣờng nối đôi từ kiểu thực thể đến kiểu liên kết.

2.2.6.Thuộc tính của các kiểu liên kết

Các kiểu liên kết cũng có thể có các thuộc tính, giống nhƣ các thuộc tính của các kiểu thực thể. Ví dụ, kiểu liên kết <làm việc trên> giữa các kiểu thực thể NHÂNVIÊN và DỰÁN có thể có thuộc tính Sốgiờ để ghi lại số giờ làm việc của một nhân viên trên một dự án. Các thuộc tính của kiểu liên kết cũng đƣợc biểu diễn bằng một hình ô van và đƣợc nối với kiểu liên kết. Ví dụ:

2.2.7.Các kiểu thực thể yếu

Các kiểu thực thể không có các thuộc tính khoá cho chính mình đƣợc gọi là các kiểu thực thể yếu. Ngƣợc lại, các kiểu thực thể thông thƣờng (nghĩa là có thuộc tính khoá) đƣợc gọi là kiểu thực thể mạnh. Các thực thể của một kiểu thực thể yếu đƣợc xác định bằng cách liên kết với các thực thể cụ thể của một kiểu thực thể khác phối hợp với một số giá trị thuộc tính của nó. Ta gọi kiểu thực thể khác đó là kiểu thực thể xác định hoặc

kiểu thực thể chủ. Ta gọi kiểu liên kết giữa kiểu thực thể yếu và kiểu thực thể chủ của

nó là liên kết xác định của thực thể yếu. Một kiểu thực thể yếu luôn luôn có một ràng buộc tham gia toàn bộ (tồn tại phụ thuộc) vào liên kết xác định của nó bởi vì một kiểu thực thể yếu không thể đƣợc xác định mà không có kiểu thực thể chủ. Ví dụ, trong một công ty, con của nhân viên và nhân viên có thể hƣởng chế độ bảo hiểm theo nhân viên. Nhƣ vậy, sẽ có một kiểu liên kết NHÂNVIÊN <có> < CON>. Đây là một kiểu liên kết có tỷ số lực lƣợng 1:N. Các thuộc tính của kiểu thực thể CON là Họtên, Ngaysinh, Giớitính. Hai ngƣời con của hai nhân viên khác nhau có thể có cùng giá trị cho các thuộc tính nhƣng nó là hai thực thể khác nhau. Chúng chỉ đƣợc xác định nhƣ hai thực thể khác nhau sau khi xác định một thực thể nhân viên cụ thể có liên quan đến từng ngƣời phụ thuộc. Mỗi thực thể của kiểu thực thể NHÂNVIÊN đƣợc gọi là chủ của các thực thể của kiểu thực thể CON liên kết với nó.

Thông thƣờng, các kiểu thực thể yếu có một khoá bộ phận, đó là một tập hợp các thuộc tính có thể xác định một cách duy nhất các thực thể yếu liên kết với cùng một

NHÂNVIÊN Làm việc DỰÁN

trên

n n

thực thể chủ. Ví dụ, nếu hai ngƣời con của một nhân viên không bao giờ có tên giống nhau thì thuộc tính Họtên của kiểu thực thể CON là một khoá bộ phận.

Trong sơ đồ ER, kiểu thực thể yếu và kiểu liên kết xác định của nó đƣợc biểu diễn bằng một hình chữ nhật và một hình thoi nét đôi. Ví dụ:

*Các kí hiệu dùng trong cơ sở dữ liệu thực thể - kết hợp:

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Cơ sở dữ liệu (2014 - 2015) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)