Nguồn gốc hình thành giai cấp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn TRIẾT học DÙNG CHO học VIÊN CAO học và NGHIÊN cứu SINH KHÔNG CHUYÊN (Trang 44 - 45)

- Nguyên nhân:

b) Nguồn gốc hình thành giai cấp

Trong xã hội có nhiều nhóm xã hội khác nhau. Sự khác nhau ấy được phân biệt bởi những đặc trưng khác nhau như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc... Những khác biệt ấy tự nó không tạo ra sự đối lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác chỉ ra rằng: "Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất"1. Sự phân chia một xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế.

Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, giai cấp chưa xuất hiện.

Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Công cụ

sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội từng bước hình thành, của cải dư thừa xuất hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng;

chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.

Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước. Họ được sử dụng làm nô lệ phục vụ những người giàu và có địa vị trong xã hội, chế độ có giai cấp chính thức hình thành kể từ đó. Như vậy, sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp. Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề khiến cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu, cái cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lôgíc khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn TRIẾT học DÙNG CHO học VIÊN CAO học và NGHIÊN cứu SINH KHÔNG CHUYÊN (Trang 44 - 45)