III- Quan hệ giai cấ p dân tộc
b) Đặc điểm của nhà nước pháp quyền
Một là, đề cao vai trò của pháp luật có nghĩa là, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, cỏc cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật, nếu vi phạm pháp luật thỡ đều bị xử lý. Đặc điểm này thể hiện quyền lực của pháp luật và cũng từ quyền lực của pháp luật mà quyền của con người, quyền của công dân được bảo đảm thực hiện tốt hơn. Trong trường hợp này, pháp luật là chuẩn mực cho hoạt động của các
cơ quan, tổ chức và mọi công dân, đồng thời là chuẩn mực pháp lý cho việc phỏn xử hành động của các đối tượng này. Để xứng đáng với vị trí trên thì hệ thống pháp luật phải được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Trong hệ thống pháp luật đó, Hiến pháp và các đạo luật của Quốc hội giữ vị trí cao nhất, là công cụ chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội. Vì vậy, cần phải hạn chế việc ban hành văn bản dưới luật khi các đạo luật của Quốc hội thực hiện được vai trò này.
Hai là, quyền con người, quyền công dân được đề cao và tôn trọng. Ghi nhận và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân là một nội dung rất quan trọng của pháp luật trong xã hội hiện nay và cũng là một nội dung không thể thiếu của thuật ngữ “pháp quyền”. Đặc điểm này làm cho tư tưởng về nhà nước pháp quyền ngày nay khác với tư tưởng về nhà nước pháp quyền trước đây, đó là: chỉ đề cao vai trò, sức mạnh của pháp luật, còn quyền con người bị coi nhẹ.
Quyền con người, quyền công dân được đề cao và tôn trọng làm cho nhà nước pháp quyền trong thời đại ngày nay mang đậm tính nhân văn và nhân đạo, hướng tới vì con người và phục vụ con người. Chẳng hạn như trước kia, sự trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội chủ yếu là mang tính hành hạ về thể xác, nhưng hiện nay, sự trừng phạt của pháp luật đối với một người là trừng phạt hành vi phạm tội của người đó, không hành hạ về thể xác, thậm chí còn giáo dục, cải tạo và áp dụng các nguyên tắc khoan hồng của pháp luật. Ba là, bảo đảm và thực hiện mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân. Đặc điểm này cũng gắn liền với khía cạnh “pháp luật về quyền” của thuật ngữ “pháp quyền”. Cụ thể là:
- Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công dân. Trách nhiệm của nhà nước đối với công dân ngày càng lớn do quyền của công dân ngày càng được đề cao và tôn trọng. Tuy nhiên, dù pháp luật đó quy định nhưng không có chủ thể bảo đảm thực hiện thì các quyền đó cũng chỉ tồn tại trên giấy mà thôi. Do vậy, nhà nước vừa là chủ thể làm ra pháp luật, vừa phải có trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được thực thi trên thực tế.
- Công dân không chỉ có quyền mà cũn phải có trách nhiệm đối với nhà nước. Trách nhiệm của công dân đối với nhà nước là để bảo đảm quyền của nhà nước. Hơn nữa, khi từng công dân thực hiện trách nhiệm với nhà nước cũng là tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước bảo đảm cho quyền
Bốn là, tòa án phải được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong thực tiễn luôn có hiện tượng vi phạm pháp luật, xâm phạm đến vai trò của pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của công dân, nghĩa là ảnh hưởng đến cả hai khía cạnh của “pháp quyền”, làm cho “pháp quyền” mất đi nội dung, ý nghĩa của nó. Do vậy, tòa án là thiết chế không thể thiếu để bảo vệ sự nguyên vẹn của “pháp quyền”. Muốn thực hiện được điều đó thì khi xét xử, toà án không được chịu sự tác động của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào; đồng thời tòa án chỉ tuân theo những gì pháp luật đó quy định.
Đó là những nét đặc trưng chung của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, mỗi nhà nước đều có điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau nên bên cạnh những đặc điểm đặc trưng chung thì cũng có những đặc điểm đặc trưng riêng.
Như vậy, vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Trong Nhà nước của pháp quyền đó, phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập" để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ làm được những điều luật pháp cho phép công dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm, và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc hoạch định pháp luật, giám sát và kiểm soát…