III- Quan hệ giai cấ p dân tộc
11. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người và giải phóng con người? Ý nghĩa của quan điểm này đối với việc phát triển con người trong sự nghiệp
người? Ý nghĩa của quan điểm này đối với việc phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta?
Quan điểm của triết học Mác về bản chất con người
Trong lịch sử triết học của nhân loại đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất con người. Trong đó:
- Quan điểm duy tâm về nguồn gốc và bản chất con người thường quy đặc trưng bản chất con người vào lĩnh vực ý thức, tư tưởng hoặc xem bản chất con người là một cái gì đó được quy định sẵn từ lĩnh vực siêu tự nhiên. Chẳng hạn:
+ Nho giáo (với các đại diện: Khổng, Mạnh, Tuân) coi bản chất con người bị quy định bởi mệnh trời.
+ Thuyết “ý niệm” của Platôn chia con người về bản chất có ba loại: chỉ huy, thừa hành và phục tùng.
+ Đạo cơ đốc coi con người sinh ra vốn mang sẵn trong mình tội tổ tông.
- ¬Chủ nghĩa duy vật trước Mác, do chịu ảnh hưởng bởi phương pháp tư duy siêu hình nên đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người:
+ Các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII (Hốp-xơ) coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại).
+ Fuerbach đồng nhất bản chất con người với bản chất tôn giáo.
Về thực chất, những quan điểm này cũng là những quan điểm duy tâm về con người.
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, triết học Mác đã giúp chúng ta đi tới nhận thức bản chất con người với những biểu hiện sinh động của nó.
Trong các tư tưởng của mình, C.Mác luôn luôn cho rằng: con người là một thực thể, trong đó có sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
Trước và cùng thời với C.Mác, cũng có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và động vật và cũng có tính thuyết phục. Chẳng hạn:
- Aristốt: “Con người là một động vật chính trị”.
- Pranklin: “Con người là một động vật biết sử dụng công cụ”. - Páscal: “Con người là một cây sậy biết suy nghĩ”.
Tuy nhiên, các nhận định trên đây đều mang tính phiến diện, bởi nó chưa chỉ ra được nguồn gốc, đặc điểm và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội trong con người. Theo C.Mác, con người là một thực thể trong đó có sự thống nhất giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội.
- Trong bản thảo kinh tế - triết học 1844, khi bàn về sự tha hoá sức lao động, C.Mác đã khẳng định bản chất xã hội của con người. Cụ thể hơn, trong “Luận cương thứ 6 về Fuerbach”, C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
- Tuy nhiên, C.Mác cũng không quên mặt tự nhiên trong bản chất con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, (khi đã đạt tới một quan niệm duy vật về lịch sử), C.Mác viết: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của các cá nhân đương sống. Vì vậy, điều đầu tiên phải xác định là tổ chức cơ thể của cá nhân ấy và mối quan hệ giữa tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại với giới tự nhiên”(1).
Như vậy, triết học Mác - Lênin nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể trong tính hiện thực của nó. Bản chất ấy theo triết học Mác được thể hiện trên hai lĩnh vực: - Trước hết, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng khác với con vật, trong quan hệ với giới tự nhiên thì con người khong chỉ biết khai thác cái có sẵn, lệ thuộc và giới tự nhiên mà còn sản xuất (sáng tạo) ra giới tự nhiên.
- Thứ hai, bản chất con người còn được tạo ra trong các quan hệ xã hội (mang tính xã hội), được thể hiện trên ba quan hệ:
+ Quan hệ về kinh tế, tức hoạt động sản xuất vật chất mang tính xã hội. + Quan hệ giao tiếp.
+ Các quan hệ tư duy, ngôn ngữ.
Ba mối quan hệ này đã tạo ra “tính xã hội” trong bản chất con người. Điều cần lưu ý: Những miền sâu thẳm của tâm linh cũng không thể có được nếu không có các hoạt động mang tính xã hội và những quan hệ xã hội của con người.
Nói tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì con người là một thực thể trong đó có sự thống nhất giữa cái sinh vật và cái xã hội. Con người khác với con vật về bản chất trong cả ba quan hệ:
+ Quan hệ với tự nhiên. + Quan hệ với xã hội. + Quan hệ với bản thân.
Cả ba quan hệ trên đây đều mang tính xã hội là đặc trưng có tính bản chất, bao quát mọi hoạt động của con người trong lao động, sinh con đẻ cái và trong cả tư duy.
Cũng cần lưu ý, luận điểm trên đây của C.Mác khi vạch ra bản chất con người lâu nay thường được chúng ta trích dẫn không đầy đủ, nên có khi hiểu sai quan niệm của C.Mác về bản chất con người. Trong“Luận cương thứ 6 về Fuerbach”, C.Mác viết: “Fuerbach đã đồng nhất bản chất tôn giáo với bản chất con người, trong khi đó thì trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” thì ở đây chúng ta hiểu những quan hệ ấy được thể hiện trong từng hoạt động cụ thể của con người. Bởi vì, trong thực tế không có con người trừu tượng mà chỉ có con người cụ thể, con người sống đang hoạt động trong một lĩnh vực nhất định. Nghĩa là, những con người cùng với xã hội của mình đang khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và phát sinh ra ý thức. Chỉ có trong toàn bộ mối quan hệ đó, con người mới bộc lộ được bản chất của mình. Do vây, xét bản chất của một con người, cũng như của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ mối quan hệ đó.
Có thể nói, luận đề trên đây của C.Mác là một luận đề hết sức khoa học, đầy đủ. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh từng vế của luận đề thì sẽ là cắt xén, làm sai lệch triết học Mác về con người. Nhiều khi, người ta cố tình trích dẫn khôn đầy đủ cũng là để xuyên tạc Mác. Cũng là xuyên tạc quan niệm của Mác về bản chất con người khi xem xét khái niệm quan hệ xã hội có liên quan đến việc hình thành và phát triển bản chất con người một cách giản đơn, thô thiển, thậm chí chỉ còn là quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì quan hệ sản xuất là cơ sở cho các quan hệ xã hội khác, song bản thân nó cũng có tính độc lập tương đối. Quan hệ sản xuất, một mặt là quan hệ giữa người - người trong quá trình sản xuất. Song mặt khác, quan hệ sản xuất cũng trưởng thành, biến đổi cùng với sự trưởng thành, biến đổi cùng trong quan hệ giữa người - tự nhiên. Điều đó có nghĩa là, quan hệ sản xuất quy định bản chất con người được triết học Mác xem xét không tách rời, cô lập với giới tự nhiên.
Mặt khác, phương pháp mácxít cũng đòi hỏi khi xem xét các quan hệ tổng hoà trong bản chất xã hội của con người còn phải tính tới các yếu tố toàn diện khác, không chỉ giới hạn trong quan hệ xã hội mà còn trong quan hệ tự nhiên cá nhân con người. Về thực chất, đây là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cái đặc thù với cái phổ biến, cái đặc thù với cái đơn nhất. Do vậy, cần phải có quan điểm biện chứng khi xem xét vấn đề này.
Thực tế cho thấy, quan niệm trừu tượng về con người là mặt hạn chế trong các học thuyết triết học trước đây, trước khi có chủ nghĩa Mác ra đời, thì ngày nay việc thổi phồng tính chất chung toàn nhân loại của con người (như cái gọi là quyền con người, quyền tự do, bình đẳng ...) lại là cách che đậy tính giai cấp của một quan điểm chính trị nhất định nào đó.