Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE)

Một phần của tài liệu ngiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá lăng nha từ 25 đến 85 ngày tuổi (Trang 37 - 38)

Hệsốthứcăn là chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng thứcăn, hệsố thứcăn thấp thì hiệu quả sửdụng thứcăn cao và chất lượng thải ra môi trường ít. FCR thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển, phương pháp cho ăn,… (Trần Thị Thanh Hiền ctv.,2004). Hệ sốthức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Lăng nha được trình bày qua Bảng 4.7 dướiđây.

Bảng 4.7Hệsốthứcăn (FCR) và hiệu quảsửdụng thứcăn (FCE)

Nghiệm thức FCR FCE Nghiệm thức 1 0,71 ± 0,02b 1,41 ± 0,05ba Nghiệm thức 2 0,64 ± 0,01a 1,56 ± 0,03b Nghiệm thức 3 0,74 ± 0,02b 1,36 ± 0,03a Đối chứng 0,67 ± 0,03a 1,49 ± 0,07b Ghi chú:

Tất cảcác sốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn.

Những giá trịtrong cùng một cột có cùng chữcái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Dựa vào Bảng 4.7 cho thấy, hệ số thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,64 – 0,74. Hệ số thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày (0,63),đồng thời có hiệu quảsửdụng thứcăn cao nhất (1,56) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (ngoại trừ nghiệm thứcđược choăn hàng ngày (hệsốthứcăn là 0,67 và hiệu quảsửdụng thức ăn là 1,49)). Nguyên nhân là doở nghiệm thứcđối chứng cáđược cho ăn hàng ngày nên cá sử dụng không triệt để lượng thức ăn như nghiệm thức 1. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2009) khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để. Cá ởnghiệm thức 3 có hệsốthức (0,74) là cao nhất đồng thời có hiệu quả sử dụng thứcăn thấp nhất (1,36), kế đến là nghiệm thức 1 (0,71) (hiệu quả sử dụng thức ăn là 1,41) nhưng lại không có sự khác biệt giữa hai nghiệm thức này. Điều này cho thấy nhịp bỏ đói cá gần nhưtỷ lệthuận với hệsốthứcăn (sốngày bỏ đói ít thì hệsốthứcăn thấp và ngược lại). Từphân tích trên có thểnói cho cá ăn 2

ngày và bỏ đói 1 ngày mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí thức ăn mà vẫnđảm bảo sựtăng trưởng tốt của cá Lăng nha.

Như vậy, kết quả này chứng minh được rằng có khả năng nhiều lãng phí thức ăn cung cấp cho cá hàng ngày. Tất nhiên, đây là hình thức cho ăn phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy,ở cá chưa khai thác được hết tiềm năng để tăng trưởng. Sự phục hồi tốc độ tăng trưởng của cá để thể hiện ở sự tận dụng thức ăn, vừa có thể đảm bảo giảm nguồn cung cấp thứcăn bị mất vừa có thể đảm bảo sửdụng hiệu quả nguồn thứcănđược cung cấp.

Một phần của tài liệu ngiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá lăng nha từ 25 đến 85 ngày tuổi (Trang 37 - 38)