Tăng trưởng chiều dài của cá

Một phần của tài liệu ngiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá lăng nha từ 25 đến 85 ngày tuổi (Trang 31 - 35)

4.2.2.1 Sựtăng trưởng vềchiều dài trung bình của cá Lăng nha

Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá Lăng nha thì tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Kết quảtăng trưởng chiều dài trung bình của cá Lăng nha được trình bài qua Bảng 4.4 và Hình 4.2 dướiđây.

Nghiệm thức Chiều dài (cm/con) Banđầu 30 ngày Kết thúc Nghiệm thức 1 2,45 4,13 ± 0,31b 5,41 ± 0,19b (89,98 %)+ (93,28 %)+ (91,37 %)++ (94,25 %)++ Nghiệm thức 2 2,45 4,52±0,25c 5,74 ± 0,19c (98,47 %)+ (98,97 %)+ Nghiệm thức 3 2,45 3,81 ± 0,23a 5,34 ± 0,22a (83,01 %)+ (93,03 %)+ (89,29 %)++ (92,71 %)++ Đối chứng 2,45 4,59 ± 0,30c 5,80 ± 0,32c Ghi chú:

Tất cảcác sốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn.

Những giá trị trong cùng một cột có cùng chữcái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

(+) phần trăm chiều dài của cáởcác nghiệm thức so vớiđối chứng.

(++) phần trăm chiều dài của cáởnghiệm thức 1 và 3 so với nghiệm thức 2.

0 0.51 1.52 2.53 3.54 4.55 5.56

Ban đầu 30 ngày Kết thúc

NT1 NT2

NT3 ĐC

Hình 4.2Tăng trưởng chiều dài của cá Lăng nha trong suốt thời gian thí nghiệm

Thời gian (ngày tuổi) Chiều dài

Từ Bảng 4.4 và Hình 4.2 cho thấy, chiều dài trung bình của cá Lăng nha ở các nghiệm thức tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Sau 30 ngày thí nghiệm chiều dài trung bình của cáởnghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 ngắn nhất (3,81 - 4,13 cm/con). Trong khi đó, chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 2 (ăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày) dài hơn (4,52 cm/con) và chỉ kém chiều dài trung bình ở nghiệm thức đối chứng (4,59 cm/con). Điều này cho thấy ở giai đoạn cá còn nhỏnếu bỏ đói quá lâu sẽ ảnhđến tốcđộsinh trưởng của cá mà nhất là chiều dài, điển hình là chiều dài của cáởnghiệm thức 1 và nghiệm thức (3 3,81 - 4,13 cm/con).

Qua kết quảxửlý thống kê nhận thấy, sựtăng trưởng chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 1 (4,13 cm/con) và nghiệm thức 3 (3,81 cm/con) có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05) và khác biệt với nghiệm thức 2 và đối chứng. Sựtăng trưởng chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức đối chứng (4,59 cm/con) dài hơn chiều dài trung bìnhở nghiệm thức 2 (4,52 cm/con) nhưng không có sựkhác biệt (p>0,05) giữa hai nghiệm thức này.

Khi kết thúc thí nghiệm chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức đối chứng dài nhất (5,80 cm/con), kế đến là nghiệm thức 2 (5,74 cm/con), nghiệm thức 1 (5,41 cm/con) và ngắn nhất làởnghiệm thức 3 (5,34 cm/con).

Qua kết xử lý thống kê nhận thấy, sự tăng trưởng chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 2 vàởnghiệm thứcđối chứng không có sựkhác biệt (p>0,05). Nghiệm thức 2 và nghiệm thứcđối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 về sự tăng trưởng chiều dài. Trong đó, sự tăng trưởng chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 1 (5,41 cm/con) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 3 (5,34 cm/con).

Sau 30 ngày cuối của thí nghiệm thì chiều dài của cá ở các nghiệm thức tăng đáng kể. Cụ thể khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng tăng thêm 1,21 cm/con và chiều dài tăng thêm của cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 lần lượt là 1,28 cm/con, 1,22 cm/con và 1,53 cm/con. Như vậy, tăng trưởng chung của cá ở30 ngày cuối của thí nghiệmđã thểhiện sựtăng trưởng bù của cá, trongđó tăng trưởng vềchiều dài của cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có thể coi là tăng trưởng bù vượt (chiều dài của cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 tăng thêm lần lượt là 1,28 g/con, 1,53 g/con và 1,22 g/con cao hơn 1,21 g/conởnghiệm thứcđối chứng).

Nếu so sánh phần trăm về chiều dài của cá ở các nghiệm thức so với đối chứng thì dễdàng nhận thấy: chiều dài cá ở nghiệm thức 2 chiếm khoảng từ 98,47 – 98,97%. Trong khi đó chiều dài cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 chỉ bằng 83,01 – 93,28% so với chiều dài cáởnghiệm thứcđối chứng.

Tuy nhiên, nếu so sánh phần trăm về chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 so với chiều dài của cáởnghiệm thức 2 nhận thấy: chiều dài của cáở nghiệm thức cho ăn 1 ngày và bỏ đói 1 ngày và nghiệm thức cho ăn 2 ngày bỏ đói 2 ngày bằng khoảng 89,29 – 94,25% so với chiều dài cá choăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày.

4.2.2.2 Tốcđộtăng trưởng chiều dài tuyệtđối của cá Lăng nha

Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Lăng nha trong suốt thời gian thí nghiệmđược tính và trình bày qua Bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5Tốcđộ tăng trưởng chiều tuyệt đối của cá Lăng nhaởcác nghiệm thức

Nghiệm thức Chiều dài (cm/ngày)

30 ngày Kết thúc Nghiệm thức 1 0,057 ± 0,01b 0,045 ± 0,01c Nghiệm thức 2 0,071 ± 0,01c 0,042 ± 0,01b Nghiệm thức 3 0,046 ± 0,01a 0,052 ± 0,01d Đối chứng 0,073 ± 0,01c 0,040 ± 0,01ab Ghi chú:

Tất cảcác sốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn.

Những giá trịtrong cùng một cột có cùng chữcái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Qua bảng 4.5 cho thấy, sau 30 ngày thí nghiệm chiều dài của cá ở các nghiệm thức đãcó sựkhác biệt nhau vềtốcđộtăng trưởng chiều dài trên ngày. Cáởnghiệm thức 3 có tăng trưởng chiều dài tuyệt đối nhỏ nhất (0,046 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, kế đến là nghiệm thức 1 (0,057 cm/ngày) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức 2 và nghiệm thức đối chứng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở nghiệm thức đối chứng (0,073 cm/ngày) cao nhất nhưng lại không khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) so với chiều dài tuyệtđối của cáởnghiệm thức 2.

Kết thúc thí nghiệm cá ở nghiệm thức 3 có tốcđộ tăng trưởng chiều dài trên ngày cao nhất (0,052 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là nghiệm thức 1 (0,045 cm/ngày), nghiệm thức 2 (0,042 cm/ngày) và thấp nhất là nghiệm thứcđối chứng (0,040 cm/ngày).

Trong thí nghiệm này thìở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 sau 30 có tốc độ tăng trưởng chiều dài trên ngày vượt so với nghiệm thứcđối chứng. Vậy các nghiệm thức này có sựtăng trưởng bù vượt vềchiều dài.

Tóm lại: qua sựphân tích vềkhối lượng và chiều dài cáở các nghiệm thức với thời gian bỏ đói khác nhau, xét trong cùng một thời gian thí nghiệm và cùng điều kiện môi trường sống, cá được choăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày (nghiệm thức 2) có tốcđộ tăng trưởng khối lượng và chiều dài trên ngày cao hơn và đạt khối lượng và chiều dài cuối khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với cá được cho ăn hàng ngày (nghiệm thức đối chứng), mặc dù nguồn thức ăn cung cấp cho cá ở nghiệm thứcđối chứng lớn hơn nhiều so với cá ở nghiệm thức 2. Tuy nhiên,ở giai đoạn cá còn nhỏ (30 ngày đầu của thí nghiệm) thì không nên bỏ đói cá vì nếu bỏ đói cá trong khoảng thời gian này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốcđộ tăng trưởng của cá. Từ đó cho thấy nên cân nhắc lại phương pháp cho ăn và các yếu tố khác mà lựa chọn ra được phương pháp cho ăn hợp lý nhất để đạt tăng trưởng tối ưu cho cá và mang lại hiệu quảkinh tếnhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ngiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá lăng nha từ 25 đến 85 ngày tuổi (Trang 31 - 35)