0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tăng trưởng khối lượng của cá Lăng nha

Một phần của tài liệu NGIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG BÙ CÁ LĂNG NHA TỪ 25 ĐẾN 85 NGÀY TUỔI (Trang 28 -31 )

4.2.1.1 Sựtăng trưởng vềkhối lượng trung bình của cá Lăng nha

Sự tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá Lăng nha sau 60 ngày thí nghiệm được trình bàyởBảng 4.2 và Hình 4.1 dướiđây.

Bảng 4.2Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Lăng nha

Nghiệm thức Khối lượng (g/con)

Banđầu 30 ngày Kết thúc Nghiệm thức 1 0,1414 0,61 ± 10b 1,43 ± 0,17b (73,5 %)+ (79,0 %)+ (82,4 %)++ (81,3 %)++ Nghiệm thức 2 0,1414 0,74 ± 0,09c 1,76 ± 0,14c (89,2 %)+ (97,2 %)+ Nghiệm thức 3 0,1414 0,46 ± 0,06a 1,37 ± 0,16a (55,4 %)+ (75,7 %)+ (62,2 %)++ (77,8 %)++ Đối chứng 0,1414 0,83 ± 0,15d 1,81 ± 0,28c Ghi chú:

Tất cảcác sốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn.

Những giá trịtrong cùng một cột có cùng chữcái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). (+) phần trăm chiều dài của cáởcác nghiệm thức so vớiđối chứng.

0 0.4 0.8 1.2 1.6 2

Ban đầu 30 ngày Kết thúc

NT1

NT2

NT3

ĐC

Hình 4.1Tăng trưởng khối lượng của cá Lăng nha trong suốt thời gian thí nghiệm Qua Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy, sau 30 ngày đầu thí nghiệm thì tăng trưởng khối lượng trung bình của cáởcác nghiệm thứcđều tăngđáng kểvà có sựkhác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức với nhau. Tăng cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (0,83 g/con), kế đến là nghiệm thức 2 (0,74 g/con), nghiệm thức 1 (0,61 g/con), thấp nhất là nghiệm thức 3 (0,46 g/con). Điều này đã chứng tỏ được nhịp choăn cóảnh hưởng không nhỏ đến sựsinh trưởng vềkhối lượng của cá. Kết thúc thí nghiệm (60 ngày) thì khối lượng trung bình của cá ở nghiệm 1 và nghiệm thức 3 thấp nhất (1,43 và 1,37 g/con). Khối lượng của cá ởnghiệm thứcđối chứng cao nhất (1,81 g/con), kế đến là nghiệm thức 2 (1,76 g/con) nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa hai nghiệm thức này. Nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 vềsựtăng khối lượng.

Sau 30 ngày cuối của thí nghiệm thì khối lượng của cá ở các nghiệm thức tăng nhanh hơn. Cụthểkhối lượng của cáở nghiệm thứcđối chứng tăng thêm 0,98 g/con và khối lượng tăng thêm của cáở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 lần lượt là 0,82 g/con, 1,02 g/con và 0,91 g/con. Nhưvậy, tăng trưởng chung của cá ở 30 ngày cuối của thí nghiệm đã thể hiện sự tăng trưởng bù của cá, trong đó tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 2 có thể coi là tăng trưởng bù vượt (khối lượng của cá tăng thêm là 1,02 g/con cao hơn 0,98 g/conở nghiệm thứcđối chứng).

Khi so sánh phần trăm về khối lượng trung bình của cá giữa các nghiệm thức cho thấy rằng: khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 2 bằng 89,2 – 97,2%, ở

Khối lượng (g/con)

Thời gian (ngày tuổi)

nghiệm thức 1 bằng 73,5 – 79,0% và khối lượng trung bình của cáở nghiệm thức 3 chỉbằng 55,4 – 75,7% so với khối lượng trung bình của cáởnghiệm thứcđối chứng. Tuy nhiên, nếu so sánh phần trăm khối lượng trung bình của cá ởnghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 so với khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 2 thì thấy khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 (ăn 1 ngày và bỏ đói 1 ngày) và nghiệm thức 3 (ăn 2 ngày và bỏ đói 2 ngày) bằng khoảng 62,2 – 81,3% so với khối lượng trung bình của cáở nghiệm thức 2 (ăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày).

4.2.1.2 Tốcđộtăng trưởng khối lượng tuyệtđối của cá Lăng nha

Tốcđộ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Lăng nha được tínhđể thấy sựtăng trọng của cá theo thời gian thí nghiệm. Kết quảtính toánđược trình bàyởBảng 4.3.

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Lăng nha ở các nghiệm thức

Nghiệm thức Khối lượng (g/ngày)

30 ngày Kết thúc Nghiệm thức 1 0,016 ± 0,01b 0,028 ± 0,01a Nghiệm thức 2 0,020 ± 0,00c 0,035 ± 0,01d Nghiệm thức 3 0,010 ± 0,00a 0,031 ± 0,01b Đối chứng 0,024 ± 0,01d 0,033 ± 0,01cb Ghi chú:

Tất cảcác sốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn.

Những giá trịtrong cùng một cột có cùng chữcái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Qua Bảng 4.3 cho thấy, sau 30 ngày thí nghiệm với thời gian bỏ đói khác nhau thì tốc độ tăng trưởng khối lượng trên ngày của cá ở nghiệm thức 3 thấp nhất (0,010 g/gày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Cá ở nghiệm thứcđối chứng được cho ănđầy đủ hơn nên tốc độ tăng trưởng khối lượng trên ngày của cá cao nhất (0,024 g/ngày), tiếp đến là nghiệm thức 2 (0,020 g/ngày) và nghiệm thức 3 (0,016 g/ngày).

Tốcđộ tăng trưởng khối lượng trên ngày của cá khi kết thúc thí nghiệm (60 ngày) ở nghiệm thức 2 (0,035 g/ngày)đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đótốc độtăng trưởng khối lượng trên ngày của cá ở nghiệm thức 1 (0,028 g/ngày) thấp nhất. Tuy nhiên, cá ở nghiệm thức 3 có khối lượng (0,031 g/ngày) nhỏ hơn so với khối lượng cáởnghiệm thứcđối chứng (0,033

g/ngày) nhưng không có sự khác biệt (p>0,05) giữa hai nghiệm thức này. Nghiệm thứ 3 và nghiệm thức đối chứng khác biệt có nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức 1 về tốcđộ tăng trưởng khối lượng trên ngày của cá.Ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 cá đều bị bỏ đói, rồi sau đó cho ăn lại thỏa mãn nhu cầu nhưng cá ở nghiệm thức 2 có mức tăng trưởng hàng ngày cao là do cá có mức tăng trưởng bù cao hơn mức tăng trưởng bình thường nên tốc độ tăng trưởng khối lượng cuối của cá ở nghiệm thức 2 cao hơn so với tốc độ tăng trưởng khối lượng cuối của cá ở nghiệm thức đối chứng, còn cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng hàng ngày thấp là do mức tăng trưởng bù của cá thấp hơn mức tăng trưởng bình thường nên tốc độ tăng trưởng khối lượng cuối của cá ở cả hai nghiệm thức nhỏhơn so với tốcđộtăng trưởng khối lượng cuối của cáởnghiệm thứcđối chứng. Theo Ali et al.,(2003) thì sựtăng trưởng bù của cá trong thời gian ngừng choăn thể hiện bằng sựtăng tốcđộtăng trưởng, hiệu quảsửdụng thứcăn trong suốt giaiđoạn cá được cho ăn trở lại và sự tăng trưởng bù của cá phụ thuộc vào thời gian bỏ đói dài hay ngắn. Những kết quả cho thấy tăng trưởng bù một phần, hoàn toàn và một vài nghiên cứu cho thấy sự bù vượt hơn cáđược cho ăn hàng ngày (Hayward et al.,

1997).

Trong thí nghiệm này thì cá ở nghiệm thức 2 (cho ăn 2 ngày và bỏ đói 1 ngày) sau 30 ngày cuối có tốcđộ tăng trưởng vượt so với nghiệm thứcđối chứng. Vậy nghiệm thức 2 có sựtăng trưởng bù vượt vềkhối lượng.

Từ kết quả trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Lăng nha ở các nghiệm thức bỏ đói tăng không đáng kể trong 30 ngày đầu, nhưng sau đó thì mức tăng trưởng của cá tương đối nhanh (đặc biệt là mức tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 2 có tốc độ tăng trưởng khối lượng trên ngày của cá cao hơn so với nghiệm thứcđối chứng).Điềuđó chứng tỏkhi cáđãthíchứng với chế độ dinh dưỡng thiếu, đã khiến cá tự điều chỉnh kiểu trao đổi chất bằng cách tăng cường độ hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn khi được cho ăn lại và giảm mức độ bài tiết các chất thải để tiết kiệm năng lượng trong quá trình sống (Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,

2009).

Một phần của tài liệu NGIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG BÙ CÁ LĂNG NHA TỪ 25 ĐẾN 85 NGÀY TUỔI (Trang 28 -31 )

×