4. Tiền gửi kho bạc 4213 6,1 4167 4,3 37.590 2,64 (46) (0,1) (6.577) (14) 5 Phát hành giấy tờ
3.2. Phân tích hiệu quả huy động vốn:
Để thấy được công tác huy động vốn của VietinBank chi nhánh Đồng Tháp có hiệu quả hay không, tôi dùng các chỉ tiêu sau đây:
Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này cho thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên lĩnh vực này.
Bảng 2.7 : TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2009 2010 2011
Vốn huy động triệu đồng 727.336 1.024.342 1.422.780
Tổng nguồn vốn triệu đồng 2.032.096 2.567.998 3.069.864
VHĐ/ Tổng nguồn vốn % 36 40 46,35
(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính VietinBank chi nhánh Đồng Tháp)
(Ghi chú: VHĐ: Vốn huy động)
Năm 2009 tỷ trọng này đạt 36% , năm 2010 tỷ trọng này là 40%, sang năm 2011 tỷ trọng này đạt 46,35% . Từ bảng số liệu ta biết được vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn điều chuyển chứng tỏ hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chưa cao so với tiềm năng. Nguyên nhân là do người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy vậy nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói Ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình trong xu thế hội nhập.
Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
Tỷ số vốn huy động trên vốn điều chuyển:
Bảng 2.8 : TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN VỐN ĐIỀU CHUYỂN
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2009 2010 2011
Vốn huy động triệu đồng 727.336 1.024.342 1.422.780
Vốn điều chuyển triệu đồng 1.304.760 1.543.656 1.646,864
VHĐ/ Vốn điều chuyển % 56 66 86
(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính VietinBank chi nhánh Đồng Tháp)
(Ghi chú: VHĐ: Vốn huy động)
Nhìn chung tỷ lệ này tăng không ổn định nhưng qua 3 năm và đều trên 50% chứng tỏ khả năng thanh khoản và khả năng tự chủ nguồn vốn của chi nhánh khá tốt. Cụ thể, năm 2009 đạt 56%, năm 2010 66% và năm 2011 86% so với năm 2010.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển qua 3 năm của chi nhánh cao hơn vốn huy động nhưng việc này không có nghĩa là chi nhánh thực hiện không tốt công tác huy động vốn. Nguyên nhân là do lãi suất vốn điều chuyển từ Hội sở cho chi nhánh không quá cao nên chi nhánh đã tận dụng lợi thế nguồn vốn có chi phí thấp này để cho vay.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp đã đạt được những thuận lợi như sau:
VietinBank đã tăng cường có hiêu quả các biện pháp huy động vốn để cho vay nên chất lượng tín dụng trong phạm vi an toàn, vốn huy động và dư nợ những năm sau đều cao hơn năm trước. Để tăng sức cạnh tranh, các Ngân hàng đã phát triển mạnh các dịch vụ, công tác thanh toán đảm bảo nhanh gọn, kịp thời, chính xác. Năm 2010 chi nhánh đã huy động được 1.024.342 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11% trong số 9.748.000 triệu đồng huy động được hơn 15 tổ chức tín dụng trên địa bàn. và đạt được 94,8% chỉ tiêu vốn huy động được giao. Điều này cho thấy chỉ tiêu vốn huy động Hội sở giao cho chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong năm 2010 kinh tế nước ta nói chung đã chuyển biến và phát
Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
triển ở tất cả các ngành, các khu vực, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng tốt hơn và hoạt động Ngân hàng - Tài chính cũng mang đậm màu sắc đó. Song bên cạnh đó môi trường kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu tiền mặt đã buộc các Ngân hàng trên địa bàn đồng loạt nâng lãi suất huy động lên là ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình, Ngân hàng đã xác định được những điều kiện thuận lợi, khó khăn, nắm bắt tốt thời cơ nên đã có hướng đi đúng đắn theo định hướng của ngành. Cụ thể đã tự chủ được nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước, Ngân hàng đã tập trung nguồn vốn huy động được đầu tư cho những chương trình lớn, các dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như ngành điện lực, các khu công nghiệp,… góp phần tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Đồng thời chi nhánh đã chú trọng mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua tổng nguồn vốn huy động đã không ngừng tăng lên đáp ứng được nhu cầu về vốn cho Ngân hàng.
Cùng với sự chỉ đạo nhất quán, toàn diện của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp đã quán triệt việc thực hiện chiến lược phát triển của toàn hệ thống với nỗ lực quyết tâm cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Công tác điều hành nguồn vốn theo nguyên tắc tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở kế hoạch giải ngân, kế hoạch huy động vốn, nhu cầu thanh toán. Ngoài ra Ngân hàng đã tích cực, chủ động tìm kiếm, vận động khách hàng có tiềm năng tiền gửi, từ đó vừa thiết lập mở rộng vừa củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên.
Bên cạnh những thuận lợi, VietinBank chi nhánh tỉnh Đồng Tháp cũng mắc phải những khó khăn sau:
Trong cơ cấu vốn huy động thì vốn huy động tiết kiệm từ dân cư là một nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có độ ổn định cao, điều đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng do cơ chế lãi suất chưa thực sự tạo ra được sự hấp dẫn với khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được chú trọng nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư thấp hơn tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng.
Hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế về thời gian. Thời gian mở cửa của Ngân hàng trùng với thời gian làm việc của các cơ quan khác. Do đó,
Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
khi khách hàng muốn gửi tiền thì phải bỏ ra một phần thời gian hành chính của mình hoặc phải đợi đến ngày cuối tuần mới có thể gửi tiền được. Điều này gây không ít rắc rối phiền hà đối với người gửi tiền.
Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tuy đã phát triển thêm nhiều hình thức mới nhưng chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống. Các loại hình huy động vốn còn ít, chưa đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn. Ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất, còn các các dịch vụ khác thì còn ở mức hạn chế.
Mạng lưới huy động đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ so với khả năng có thể khai thác của Ngân hàng. Các quầy giao dịch phân bố dường như chỉ chú trọng cho công tác huy động vốn trong dân cư nơi tập trung các khu dân cư đông đúc mà chưa chú trọng đến những nơi tập trung những khách hàng lớn của Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Công tác Marketing Ngân hàng tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa được thực hiện theo một chính sách nhất quán. Từng bộ phận, từng cán bộ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của của công tác này, nhận thức còn đơn giản nên trong phối hợp thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tuy Ngân hàng đã chủ động tìm đến khách hàng nhưng do môi trường cạnh tranh quyết liệt, mặt khác do điều kiện và phương pháp tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Công tác thu thập thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế do vậy mà thiếu thông tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời.
CHƯƠNG 3
Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp