Thực trạng công tác huy động vốn: 1 Tình hình nguồn vốn:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 26 - 30)

3.1.1. Tình hình nguồn vốn:

Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: Vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

26

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

•Đối với nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng

sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.

•Đối với nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên: Ngân hàng

chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng - không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.

Chi nhánh luôn xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu chiến lược lâu dài là phát triển nguồn tiền gửi giúp chi nhánh từng bước tự cân đối nguồn vốn tại chỗ, giảm nhận vốn điều chuyển đến mức thấp nhất để gia tăng lợi nhuận.

Qua 3 năm tình hình nguồn vốn của VietinBank chi nhánh Đồng Tháp như sau:

27

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Bảng 2.2 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM 2009 – 2011

(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính VietinBank chi nhánh Đồng Tháp)

(Ghi chú: ĐC: điều chuyển; HĐ: huy động)

28

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn HĐ 727.336 36 1.024.342 40 1.422.780 46,35 297.006 41 398.438 39 Vốn ĐC 1.304.760 64 1.543.656 60 1.646.864 53,65 238.896 18 103.208 7 Vốn khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng nguồn vốn 2.032.09 6 100 2.567.998 100 3.069.644 100 535.902 26 501.646 20 ĐVT : triệu đồng

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Theo bảng trên thì cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm được biểu diễn theo biểu đồ sau:

Hình 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank Đồng Tháp trong 3 năm 2009 – 2011

Trong tổng hai nguồn vốn trên thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất, nguyên nhân là do khách hàng VietinBank Đồng Tháp đa phần là nông dân và các hộ nuôi trồng thủy sản nên việc đầu tư và thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.

Qua bảng số liệu, biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 2.032.096 triệu đồng; đến năm

2010 tổng nguồn vốn là 2.567.998 triệu đồng tăng 535.902 triệu đồng tương

đương 26% so với năm 2009.Năm 2011 nguồn vốn là 3.069.644 triệu đồng tăng 502.646 triệu đồng tương đương 20% so với năm 2010.

29 1.422.780 1.024.342 727.336 1.646.864 1.543.656 1.304.760 2.567.998 2.032.096 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

Triệu đồng

Vốn HĐ Vốn ĐC Tổng NV

3.069.644

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi nhánh cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w