Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng kinh tế:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 36 - 42)

4. Tiền gửi kho bạc 4213 6,1 4167 4,3 37.590 2,64 (46) (0,1) (6.577) (14) 5 Phát hành giấy tờ

3.1.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng kinh tế:

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Những năm gần đây, chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tượng kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

36

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KINH TẾ CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi TCKT 372.253 54,7 441.677 43,5 620.950 43,8 69.424 18,6 179.273 40,5

2. Tiền gửi dân cư 259.502 38,1 501.071 49,3 706.730 49,8 241.569 93,1 208.702 41,6

3. Tiền gửi TCTD khác 5.139 0,7 29.077 2,9 52.090 3,7 23.938 465,8 23.013 791,4

4. Tiền gửi kho bạc 44.213 6,5 44.167 4,3 37.590 2,7 (46) (0,1) (6.577) (14,8)

Tổng cộng 681.107 100,0 1.015.99

2 100,0

1.417.36

0 100,0 334.885 49,2 401.368 39.5

(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính VietinBank chi nhánh Đồng Tháp)

(Ghi chú: TCKT: Tổ chức kinh tế; TCTD: Tổ chức tín dụng)

37

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Nếu phân theo tiêu chí các đối tượng kinh tế thì vốn huy động của Ngân hàng được chia ra các loại: Tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và tiền gửi kho bạc. Nhìn chung vốn huy động phân theo đối tượng kinh tế tăng qua các năm. Để hiểu rõ sự tăng giảm nguồn vốn huy động qua các năm ta đi phân tích từng khoản mục cụ thể như sau:

Tiền gửi tổ chức kinh tế:

Đối với loại tiền gửi này, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc

tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh Đồng Tháp. Khách hàng gởi tiền vào

Ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ Ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Để thấy được tốc độ tăng trưởng tiền gửi TCKT qua 3 năm tại VietinBank Đồng Tháp ta quan sát biểu đồ sau:

Hình 2.4: Tỷ trọng tiền gửi TCKT trong tổng nguồn vốn của VietinBank Đồng Tháp trong 3 năm 2009 – 2011

Qua biểu đồ trên ta thấy tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các loại tiền gửi còn lại. Chính vì vậy nên nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chẳng những có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng mà nguồn vốn này còn mang lại cho Ngân hàng rất nhiều lợi nhuận.

Năm 2009 nguồn tiền gửi này đạt 372.253 triệu đồng, năm 2010 vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế này đạt 441.677 triệu đồng tăng 69.424 triệu đồng tương đương 18,6% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 620.950 triệu đồng tăng

38372.253 441.677 372.253 441.677 620.950 0 500000 1000000 1500000 2000000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

179.273 tương đương 40,5% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự tăng lên là do các doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh ngày càng hiệu quả và quy mô được mở rộng. Hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập trong thời kỳ kinh tế mở của hội nhập hiện nay nên một mặt cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh, mặt khác là do kinh doanh hiệu quả nên các doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến nên cần gửi vào nơi đáng tin cậy để có thể sinh lời từ khoản tiền này. Biết được những nhu cầu đó, chi nhánh VietinBank Đồng Tháp đã có chiến lược Marketing đến tận các khách hàng. Ngoài ra chi nhánh còn có chính sách ưu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, với thế mạnh là uy tín, mối quan hệ tốt và công tác chăm sóc khách hàng tốt nên VietinBank là sự lưu chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy mà loại tiền gửi này tăng lên nhanh chóng.

Tiền gửi dân cư (hay Tiền gửi tiết kiệm):

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Loại tiền gửi tiết kiệm này được khách hàng ưa chuộng bởi lãi suất cao và khá ổn định. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Đây là sản phẩm truyền thống của VietinBank chi nhánh Đồng Tháp. Tình hình tiền gửi dân cư được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

Hình 2.5 : Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn của VietinBank Đồng Tháp trong 3 năm 2009 – 2011 39 259.502 501.071 706.730 0 500000 1000000 1500000 2000000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Qua biểu đồ trên ta thấy khoản mục tiền gửi dân cư của chi nhánh biến đổi theo chiều hướng tăng đều qua các năm, cụ thể như sau:

Năm 2009 loại tiền gửi này đạt 259.502 triệu đồng, năm 2010 tiền gửi dân cư đạt 501.071 triệu đồng, tăng 241.569 triệu đồng tương đương 93,1% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng khá cao là 49,3%. Đến năm 2011 đạt 706.730 tăng 208.702 tương đương 41,6% so với năm 2010. Đây là sự tăng mạnh trong công tác huy động vốn từ khoản tiền gửi tiết kiệm trong năm 2011. Nguyên nhân là do chi nhánh đã tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các NHTM khác trên cùng địa bàn, bên cạnh đó là các phòng giao dịch mới hoạt động tốt; từ đó công tác Marketing tuyên truyền quảng bá hình ảnh của chi nhánh được đẩy mạnh. Chính vì vậy, ngoài việc giữ chân khách hàng cũ chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng mới đến gửi tiền.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:

Hình 2.6 : Tỷ trọng tiền gửi TCTD khác trong tổng nguồn vốn VietinBank Đồng Tháp trong 3 năm 2009 - 2011

Tuy tiền gửi của các TCTD khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nhưng để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các NH với nhau trên địa bàn thì chi nhánh cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD khác nhằm gia tăng khoản huy động này.

Năm 2009 huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt 5.139 triệu đồng, năm 2010 khoản tiền này đạt 29.077 triệu đồng, tăng 465,8% so với năm 2009. Bước

405.139 29.077 52.090 5.139 29.077 52.090 0 500000 1000000 2000000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

sang năm 2011 huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt 52.090 tăng 791,4% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến xu thế khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng cao là do uy tín của VietinBank rất lớn, khả năng quan hệ hợp tác với các NHTM khác trong khu vực khá tốt. Bên cạnh đó thì quan hệ thanh toán bù trừ, chuyển khoản từ Ngân hàng này sang ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi. Do đó, khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại chi nhánh tăng cao.

Tiền gửikho bạc:

Qua quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh, kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng. Lượng tiền kho bạc gửi vào là để chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn. Qua 3 năm nguồn vốn huy động từ tiền gửi kho bạc như sau:

Hình 2.7 : Tỷ trọng tiền gửi kho bạc trong tổng nguồn vốn của VietinBank Đồng Tháp trong 3 năm 2009 - 2011

Năm 2009 đạt 44.213 triệu đồng, chiếm 6,5% nguồn vốn huy động. Năm 2010 chỉ còn 44.167 triệu đồng, chiếm 4,3% nguồn vốn huy động, so với năm 2009 giảm 46 triệu đồng, tương ứng giảm 0,1%. Đến năm 2011 giảm xuống 37.590 triệu đồng, giảm 6.577 triệu đồng tương đương 14,8% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự giảm nguồn vốn này là do ngoài việc kho bạc chi tiền để chi trả lương cho các đơn vị hành chính thì năm nay kho bạc phải chi tiền cho các dự án lớn như: các công trình xây dựng thuỷ lợi, công trình xã hội của tỉnh nhà,… 41 44.213 44.167 37.590 0 500000 100000 2000000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

Tiền gửi kho bạc Tổng

Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w