b. Mục tiêu cụ thể
3.1.6. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng
Nợ xấu (nợ quá hạn) chính là khoản tiền khách hàng chưa thanh toán khi đáo hạn và không làm thủ tục gia hạn hoặc không được Ngân hàng chấp nhận cho gia hạn nợ. Khi nợ quá hạn trong Ngân hàng chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng dư nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất khả năng cân đối thanh toán dần dần làm cho Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Vì vậy nợ quá hạn là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế Bảng 3.9: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. NN&TS 7.443 6.352 6.075 -1.091 -14,66 -277 -4,36 2. Thương nghiệp 250 450 375 200 80,00 -75 -16,67 3. Ngành khác 130 250 221 120 92,31 -29 -11,60 Tổng cộng 7.82 3 7.052 6.671 -771 -9,86 -381 -5,40
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Nước)
Ngành nông nghiệp và thủy sản:
Nợ xấu ngành NN&TS có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2009 nợ xấu của ngành là 7.443 triệu đồng; năm 2010 nợ xấu giảm còn 6.352 triệu đồng, giảm 14,66% so với năm 2009; năm 2011 nợ xấu tiếp tục giảm xuống 6.075 triệu đồng, tức giảm 4,36% so với năm 2010. Nguyên nhân của chiều hướng giảm là do:
- Người dân đã có những phương án sản xuất thích hợp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và đạt được hiệu quả cao.
- Tuy chi phí đầu tư vào cây, con giống, thức ăn và phân bón cao nhưng giá nông sản và thủy sản tăng mạnh, sau khi thu hoạch trừ đi các khoản chi phí người dân được lãi. Khách hàng chủ động trong vấn đề trả lãi và vốn vay cho Ngân hàng, không để nợ quá hạn.
Ngành thương nghiệp:
Nợ xấu ngành thương nghiệp có chiều hướng tăng lên rồi giảm xuống. Cụ thể: năm 2009 nợ xấu ngành này là 250 triệu đồng; năm 2010 nợ xấu đã tăng lên 450 triệu đồng, tăng 200 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 80%.Sở dĩ có sự gia tăng này là do chi phí xăng dầu trong năm tăng cao, sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên các món nợ không được thanh toán đúng hạn. Đến năm 2011 nợ xấu là 375 triệu đồng, giảm 75 tiệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm 16,67%. Nợ xấu của ngành này giảm đi là nhờ chính sách kinh tế của Huyện, Ngân hàng đã đầu tư cho vay vào ngành thương nghiệp ngày càng tăng. Từ đó đối tượng này đã mạnh dạng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao nên trả được nợ đúng hạn làm cho nợ xấu giảm, tuy nhiên vẫn còn một số khách hàng làm ăn thua lỗ nên xin Ngân hàng gia hạn nợ.
Ngành khác:
Nợ xấu ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu của các ngành kinh tế còn lại. Cụ thể: năm 2009 nợ xấu ngành này là 130 triệu đồng; năm 2010 nợ xấu đã tăng lên 250 triệu đồng, tăng 120 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 92,31%. Đến năm 2011 nợ xấu là 221 triệu đồng, giảm 29 tiệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm 11,6%. Nợ xấu giảm cho thấy sự khởi sắc của các ngành khác trong sử dụng vốn vay đúng mục đích đảm bảo trả được nợ vay đúng hạn theo hợp đồng.
Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 3.10: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. DN&HKD 250 450 310 200 80,00 -140 -31,11 2. HSX 7.573 6.602 6.361 -971 -12,82 -241 -3,65 Tổng cộng 7.82 3 7.052 6.671 -771 -9,86 -381 -5,40
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Nước)
Đối với DN&HKD: có xu hướng tăng qua 3 năm nhưng tăng cao nhất là
năm 2010.Trong năm 2010 nợ xấu tăng đến 80% so với năm 2009. Lý do tăng là vì vật giá leo thang đòi hỏi DN&HKD cần nguồn vốn lớn để duy trì hoạt động kinh doanh; mặt khác khách hàng bị chiếm dụng vốn do mua bán thiếu chưa thu lại được dẫn đến không trả nợ đúng hạn Ngân hàng.
Đối với HSX: trong 3 năm qua nợ xấu luôn giảm. Năm 2009 nợ xấu
ngành này là 7.573 triệu đồng; năm 2010 là 6.602 triệu đồng, giảm 971 triệu đồng so với năm 2009 tương đương giảm 12,82%. Đến năm 2011 nợ xấu là 6.361 triệu đồng, giảm 241 triệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm 3,65%. Nợ xấu đối với HSX giảm là do đối tượng này kinh doanh có hiệu quả, đầu tư đúng mục đích. Bên cạnh đó CBTD Ngân hàng đã hoàn thành trách nhiệm quản lý chặt chẽ, chấp hành đúng quy định thủ tục tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu:
Nguyên nhân khách quan: Giá cả nhiều loại nguyên-nhiên-vật liệu đầu
vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành. Ngoài ra, dịch bệnh thường phát sinh trên diện rộng đã làm cho năng suất, chất lượng nhiều cây trồng, vật nuôi giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn trong việc sản xuất, sản phẩm làm ra không chất lượng, sức tiêu thụ giảm. Điều này ảnh hưởng việc thu nợ của Ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan: Từ phía khách hàng phần lớn khi đến xin vay
vốn đều không có vốn tự có bằng tiền mặt. Khi vay được tiền, họ thường sử dụng để mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt, chi tiêu cá nhân trước và ỉ lại vào