Một số đề xuất về mô hình thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự trực tiếp hệ VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam trong tương la

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 46 - 50)

- Phẩm chất và năng lực của người làm chương trình:

b. Nghiệp vụ phát thanh.

3.4. Một số đề xuất về mô hình thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự trực tiếp hệ VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam trong tương la

Quy trình sản xuất mới các Chương trình Thời sự liên quan chặt chẽ đến công tác cải tiến, bố trí nhân lực trên cơ sở hiện có, cũng như cải tiến quy chế và sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong Ban Thời sự và Đài Tiếng nói Việt Nam. Vì vậy, xin nêu ra mộ số đề xuất về mô hình thiết kế các Chương trình Thời sự trực tiếp trên hệ VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam.

a. Có chức danh "phụ trách nội dung"

Chức danh này phải là một lãnh đạo cấp Ban, để có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung của chương trình.

Chỉ đạo những thông tin quan trọng cần phải thực hiện trong chương trình dưới những thể tài báo chí tương xứng với tầm quan trọng của sự kiện; xác định thời lượng của thông tin; chịu trách nhiệm về mọi sai sót của nội dung chương trình.

b. Chức danh "đạo diễn chương trình"

Chức danh này do cán bộ lãnh đạo cấp phòng đảm nhiệm, có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng cơ cấu chương trình hợp lý, tổ chức thực hiện sản xuất chương trình; định hướng công đoạn xử lý các nguồn thông tin trong Đài, trên các phương tiện truyền thông khác và đặt tin, bài theo yêu cầu tuyên truyền của chương trình; kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình sản phẩm, chỉ đạo cụ thể việc xử lý các nguồn thông tin trong các Bản tin.

Đạo diễn cũng có trách nhiệm trực tiếp xử lý các thông tin mới và chỉ đạo nhóm thực hiện chương trình kịp thời cập nhật các nguồn tin mới hoặc điều chỉnh thông tin ngay khi chương trình đang phát sóng.

c. Tổ chức giao ban, trao đổi theo nhiều cấp.

- Giao ban lãnh đạo: Nhận xét nội dung tuyên truyền của ngày hôm trước, rút kinh nghiệm các công việc đã làm; Thông tin ý kiến chỉ đạo tuyên truyền của lãnh đạo Đài và các cơ quan chức năng để cụ thể hoá định hướng tuyên truyền trong các chương trình Thời sự.

- Hội ý nhóm các biên tập viên thực hiện chương trình trong ngày: Thông báo các sự kiện quan trọng, tiến độ thông tin; thống nhất yêu cầu cụ thể về chủ đề tuyên truyền của các chương trình trong ngày.

KẾT LUẬN

Phát thanh theo phương pháp hiện đại là một trong những thế mạnh của phát thanh ngày nay. Hiện nay, ngoài Đài Tiếng nói Việt Nam đã có hơn 30 đài phát thanh địa phương thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp. Nhiều Đài địa phương đạt hiệu quả cao khi thực hiện phát thanh trực tiếp như Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và Truyền hình Nha Trang, Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Yên Bái, Ninh Bình...

Qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất các Chương trình Thời sự hiện nay trên sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghiên cứu những quan điểm khác nhau về hình thành qui trình sản xuất chương trình, chúng tôi mạnh dạn nêu ra những điểm bất cập của qui trình sản xuất chương trình hiện nay và một vài đề xuất một qui trình sản xuất mới cho các chương trình Thời sự theo hướng tích hợp các qui trình kỹ thuật, phương thức phát thanh hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, do thời gian có hạn và hầu như không có tài liệu, công trình nghiên cứu cơ bản về vấn đề này nên chúng tôi chỉ cố gắng trình bày rõ ràng về yêu cầu cần xây dựng một qui trình sản xuất chương trình Thời sự đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền hiện nay trên Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm và theo dõi của thính giả.

Trong số các đề xuất kiến nghị, có những biện pháp có thể thực hiện được ngay dựa trên cơ sở bố trí lại nhân lực, phương thức tổ chức sản xuất, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân.... Những kiến nghị đề xuất này cũng không làm thay đổi lớn về nhân sự, về bộ máy tổ chức và chi phí sản xuất, nhưng lại tạo ra tính hấp dẫn, tính chiến đấu, định huớng cao cho

chương trình. Phần thay đổi lớn nhất chính là phương thức quản lý và tổ chức sản xuất các chương trình Thời sự được phát sóng trực tiếp.

Nếu như sự ra đời của Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp với tiêu chí

"Tin tức cập nhật 24 giờ trong ngày" đã làm thay đổi cơ bản phương thức thông tin tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam theo hướng phát thanh hiện đại, việc cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình Thời sự trực tiếp sẽ làm cho thông tin tuyên truyền trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nhanh hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn và mang tính định hướng, chiến đấu cao. Để làm được điều này, các phóng viên, biên tập viên của Ban Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam cần tiếp tục cố gắng rất nhiều trong việc trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài; tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ và thể nghiệm qua các chương trình phát thanh trực tiếp.

Phát thanh trực tiếp không còn mới với thế giới, nhưng mới chỉ phát triển ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Do đó, chắc chắn sẽ còn rất nhiều kinh nghiệm cần được đúc rút, cần được trao đổi nhằm góp phần nâng cao vị thế của Đài Tiếng nói Việt Nam trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, xứng đáng là một trong những kênh thông tin tuyên truyền quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và là diễn đàn của nhân dân.

Trong khuôn khổ tiểu luận này, chúng tôi chỉ trình bày những hiểu biết và kết quả khảo sát ban đầu của mình, vì vậy không thể tránh khỏi thiếu xót. Rất mong được thầy giáo và các bạn góp ý.

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w