Khả năng kiểm soát tình huống trong phát thanh trực tiếp một số kinh nghiệm thực tiễn

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 44 - 46)

- Phẩm chất và năng lực của người làm chương trình:

b. Nghiệp vụ phát thanh.

3.3. Khả năng kiểm soát tình huống trong phát thanh trực tiếp một số kinh nghiệm thực tiễn

kinh nghiệm thực tiễn

Một biên tập viên/người dẫn chương trình - dù nắm rất vững nghiệp vụ cũng rất khó có thể khẳng định không bao giờ mắc sai sót hay lúng túng khi gặp phải các tình huống bất ngờ trong khi thực hiện các chương trình trực tiếp - đặc biệt là đối với chương trình Thời sự - một trong những chương trình không được phép để xảy ra sai sót về mặt chính trị.

Chính vị vậy, khảo sát thực tế cho thấy khi làm phát thanh trực tiếp, một nguyên tắc "bất thành văn" mà các biên tập viên/người dẫn chương trình luôn tuân thủ tuyệt đối là "Chỉ nói những gì mình biết chắc chắn" và "Sót - còn tốt hơn là sai".

Ví dụ: Khi "đột nhiên" không nhớ chính xác tên của Chủ tịch Phi-đen Ca-xtrô, chỉ cần nói là Chủ tịch Cuba. Hay khi không thể kiểm tra được các file âm thanh trên bảng phát sóng của máy tính, hãy chú ý lắng nghe và mạnh dạn bỏ đi những file mà mình không chắc chắn về nội dung hay chất lượng âm thanh.

Trong một chương trình khách mời trực tiếp, người dẫn chương trình thường nhận được khá nhiều câu hỏi của thính giả quan tâm và phải lựa chọn để đáp ứng những câu hỏi phù hợp với nội dung khách mời có thể trả lời được. Những câu hỏi trùng nhau có thể biên tập nhanh thành một câu hỏi chung. Những câu hỏi không đúng với chủ đề của chương trình, cần xử lỹ

tình huống bằng cách nhanh chóng cảm ơn thính giả và hẹn đáp ứng trong một chương trình khác...

Ví dụ, trong chương trình tọa đàm về vấn đề đổi mới tuyển sinh đại học năm ngoái. Rất nhiều thính giả gọi điện đến để hỏi đồng chí Bành Tiến Long, vụ trưởng vụ đại học về những điểm mới trong tuyển sinh, nhưng có một thính giả nói qua điện thoại (điện thoại được nối trực tiếp trên sóng) rất gay gắt về vấn đề đào tạo tại chức hiện nay. Đồng chí Bành Tiến Long cũng có ý có thể trả lời, nhưng thực tế thời gian chương trình là có hạn, mà nhiều câu hỏi khác về vấn đề tuyển sinh chưa được làm sáng tỏ. Để bảo đảm thời gian và nội dung chương trình, biên tập viên đưa ra phương án xử lý khéo léo: Thính giả Nguyễn Văn A thân mến, tôi xin nhắc lại đây là chương trình trả lời về những vấn đề liên quan tới công tác tuyển sinh, vì vậy câu hỏi về đổi mới đào tạo tại chức rất hay của bạn vừa hỏi chúng tôi xin hẹn một chương trình khác với nôi dung này... Còn bây giờ, xin được trả lời câu hỏi của bạn..."

- Không bao giờ nói hết tất cả mọi thứ trong lời dẫn bởi như vậy thính giả sẽ không cần nghe tiếp phần nội dung cụ thể hơn trong tin, phản ánh hay trong phóng sự. Cái khó của người dẫn khi viết lời dẫn là phải tạo sự tò mò cho thính giả để họ tiếp tục nghe, phải đặt mình trong vai trò là người nghe để từ đó xác định người nghe muốn nghe gì, quan tâm đến vấn đề gì khi họ nghe vấn đề sắp được đề cập.

- Không bao giờ nói nhiều hơn những gì mình biết. Chỉ nên nói những gì mình biết chắc chắn còn nếu không biết rõ thì không nên nói vì có thể đưa tới những thông tin không chính xác cho thính giả. Cho dù vội và phải nói không có văn bản thì cũng nên gạch đầu dòng ra một tờ giấy một số ý, một số từ quan trọng định dùng trong khi dẫn trực tiếp.

- Ghi tất cả những công việc định làm ra một tờ giấy của riêng người dẫn sẽ giúp kiểm soát tốt tình hình.

3.4. Một số đề xuất về mô hình thiết kế và dàn dựng chương trình thờisự trực tiếp hệ VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam trong tương lai

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w