Chuẩn bị đề cương kịch bản.

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 34 - 36)

Đây là việc làm bắt buộc. Đề cương càng chi tiết, càng cụ thể thì quá trình triển khai chương trình trực tiếp càng thuận lợi, hạn chế được sai sót và các tình huống bất ngờ. Một trong những đặc điểm của phát thanh trực tiếp là "công chúng tiếp nhận thông tin đồng thời với sự kiện xảy ra". Điều này cũng có nghĩa là người thực hiện chương trình cũng như công chúng không thể lường hết những sự việc, những tình huống có thể xảy ra. Chính vì thế, việc có một đề cương kịch bản chi tiết sẽ giúp người dẫn chương trình và toàn bộ kíp làm việc có một "cái sườn" để hướng chương trình theo một chủ đề đã định.

Tuy nhiên, việc quá trung thành với kịch bản đôi khi cũng bị phản tác dụng bởi trên thực tế, nhiều chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có không ít chương trình Thời sự, người dẫn chương trình quá trung thành với kịch bản định trước nên nhiều khi chương trình khô cứng, phụ thuộc vào kịch bản và ý đồ của người viết kịch bản chứ không phụ thuộc vào diễn tiến sự việc. Do đó, một nguyên tắc đặc biệt quan trọng của kịch bản là "tính mở". Muốn làm được điều này, tác giả kịch bản, đạo diễn và người dẫn chương trình phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng tính, tìm hiểu để có kiến thức sâu rộng và tường tận về vấn đề được đề cập, có sự nhất

trí cao về ý tưởng trong chương trình phát thanh trực tiếp, đặc biệt là đối với các chương trình chuyên đề. Trong kịch bản, tác giả cũng cần nghiên cứu, dự tính các tình huống có thể xảy ra - đây cũng là yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp đối với đạo diễn và dân chương trình.

Làm tốt công tác chuẩn bị, khi triển khai thực hiện dù sự kiện diễn ra có đúng như dự tính hay có những phát sinh thì việc xử lý trên sóng mới hạn chế được sai sót hoặc lâm vào thế bị động. Trong khi tổ chức thực hiện chương trình, đạo diễn có thể cắt bỏ những phần kịch bản không cần thiết và thêm vào những phần mới nảy sinh. Đây cũng là điều bình thường vì chính sự kiện diễn ra ngoài dự đoán lại có tác dụng gây bất ngờ, nếu được xử lý một cách thích hợp sẽ làm cho chương trình hấp dẫn hơn.

- Khách mời:

Trên thực tế, khách mời (nếu có) là một trong những yếu tố cần được đặc biệt chú trọng khi thực hiện chương trình trực tiếp. Không nên quan niệm đơn giản về khách mời. Một nguyên tắc cần được chú trọng khi quyết định mời khách là: Mời ai? Tại sao lại là người này mà không phải là người khác? Mời mấy khách là đủ?... Những điều này rất quan trọng vì khi đã xác định được khách mời thì đây sẽ là yếu tố cấu thành nên kịch bản. Thông thường, khách mời phòng thu là những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc những người nổi tiếng, được thính giả mến mộ được mời đến để phát biểu ý kiến, trả lời phỏng vấn hoặc tranh luận về một vấn đề cụ thể trong chương trình phát thanh trực tiếp. Qua kinh nghiệm thực tế, không nên mời quá nhiều khách mời trong một chương trình và phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mời đích danh một ai đó đáp ứng được yêu cầu phục vụ chương trình. Trong khả năng có thể, cũng cần cân đối cơ cấu khách mời

(nam/nữ, chuyên gia/đối tượng khác) để tránh sự nhàm chán trong một chương trình.

Một vấn đề cần được đặt ra là không phải khách mời nào cũng giữ được bình tĩnh và sự tự tin khi tham gia vào một chương trình trực tiếp. Do vậy, phải biết cách chuẩn bị tâm lý cho khách, tạo sự thân mật, gần gũi để giảm sự căng thẳng cho khách thì mới có thể khai thác được những thông tin có giá trị. Cũng nên chuẩn bị tâm lý và nội dung vấn đề được đề cập bằng cách giữ liên lạc thường xuyên với khách mời để đến phút cuối cùng, vẫn bảo đảm được sự tham gia của khách mời vào chương trình.

Một phần của tài liệu bước đầu khảo sát hoạt động thiết kế và dàn dựng chương trình thời sự (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w