- Giấy báo có ngân hàng (PL Biểu 3.5)
4.3.5. Giải pháp với khoản phải thu khó đò
Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán. Khoản này được trích lập vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời theo dõi ở TK 004 trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày xóa sổ. Khoản tiền này sẽ được bù đắp để các khoản nợ phải thu không tăng cao làm ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh, đạt được kế hoạch.
Căn cứ để ghi nhận một khoản nợ khó đòi là:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. Doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định.
DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. Công ty Cổ Phần Hệ Thống Công Nghiệp Shinecom có thể trích lập các mức dự phòng theo quy định như sau:
- Đối với khoản nợ phải thu quá thời hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: mức dự phòng là 30% giá trị khoản nợ phải thu.
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến 2 năm: mức dự phòng là 50% giá trị khoản nợ phải thu.
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 đến dưới 3 năm: mức dự phòng là 70% giá trị khoản nợ phải thu.
- Đối với khoản nợ trên 3 năm: mức dự phòng là 100% giá trị khoản nợ phải thu. Nợ phải thu khó đòi được xử lý xóa sổ khi có các bằng chứng tin cậy như có quyết định của tòa án cho xử lý phá sản hay quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bên Nợ: Xử lý công nợ phải thu thực tế thất thu, hoàn nhập dự phòng đã lập thừa. Bên Có : Lập dự phòng phải nợ phải thu khó đòi.
Số dư có: Dự phòng đã lập hiện còn. Trình tự hạch toán:
Cuối niên độ kế toán, DN căn cứ vào các khoản nợ phải thu, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập.
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN
Có TK 139: Lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 : Chi phí quản lý DN
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi các khoản nợ phải thu của niên độ trước ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền
Có TK 131: Phải thu của khách hàng. Có TK 138: Phải thu khác.
- Những khoản nợ phải thu của niên độ kế toán trước, nay thực sự không thu hồi được, sau khi đã có quyết định cho phép xử lý xóa sổ khoản công nợ này, kế toán ghi :
Nợ TK 139: Dự phòng để xóa nợ.
Nợ TK 632: Phần chênh lệch giữa số phải thu khó đòi xóa sổ lớn hơn số lập dự phòng.
Đồng thời phải theo dõi khoản công nợ đã xử lý trên TK 004 “ Nợ khó đòi đã được xử lý” trong thời hạn 5 năm theo bút toán ghi đơn.
Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
Các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ nếu thu hồi được, kt ghi: Nợ TK 111,112: Tổng số tiền.
Có TK 711: Thu nhập khác
Đồng thời ghi Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.
Các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nếu sau 5 năm không thu hồi được, kế toán ghi:
Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
Các biện pháp nêu trên đều có khả năng thực hiện trong công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Hệ Thống Công Nghiệp Shinecom. Được nêu ra dựa trên sự phù hợp với chính sách và chế độ kế toán quốc gia, cũng như tình hình thực tế tại công ty, đáp ứng yêu cầu quản lí kinh doanh. Do đó, nếu áp dụng thì những biện pháp trên sẽ giúp cho DN quản lí chặt chẽ tình hình tiêu thụ hàng hóa, thanh toán tiền hàng, đẩy nhanh khả năng thu hồi, luân chuyển vốn, tránh mất mát tổn thất , giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của DN với Nhà nước. Đồng thời, các giải pháp trên được thực hiện sẽ làm cho tài liệu mà kế toán cung cấp có độ chính xác và giá trị pháp lí cao, là cơ sở để đánh giá tính minh bạch về mặt tài chính của công ty.