* Nghề nghiệp: Trong nghiên cứu này, kết quả ở bảng 3.2 cho thấy,
trong số 293 bệnh nhân, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (31,4%), tiếp đến là nhóm cán bộ - công nhân viên (19,5%). Nhóm nghề có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là nội trợ (12,6%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Anh với nhóm nghề nông dân (41,3%), cán bộ - công nhân (35,7%) và nhóm nghề khác chiếm 23% [1]. Kết quả nghiên
48
cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự kết quả nghiên cứu của Cung Thị Thu Thủy (2000) [31]. Theo tác giả, nhóm nghề hay gặp nhất là nông dân với 29 bệnh nhân chiếm 48,3%, đứng thứ hai là nhóm nghề cán bộ, công nhân viên chức với 17 bệnh nhân chiếm 28,3%, thấp nhất là nhóm bệnh nhân làm nghề tự do (23%). Nông dân là nhóm dân số chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nghề nghiệp ở Việt Nam; thống kê dân số 4-2009 cho biết gần 80% dân số Việt Nam là nông dân. Đồng thời, nông dân là những ngƣời thƣờng lao động nặng, môi trƣờng làm việc ẩm ƣớt, khó có điều kiện vệ sinh sinh dục tốt, nguồn nƣớc sinh hoạt chủ yếu là nƣớc giếng, nƣớc ao hồ vì thế khả năng nhiễm khuẩn sinh dục cao. Phần đông những ngƣời phụ nữ nông thôn có mức thu nhập thấp, trình độ dân trí chƣa cao, chƣa thấy đƣợc việc đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm là cần thiết nên họ không đi kiểm tra khi chƣa có triệu chứng hoặc mới có triệu chứng lâm sàng. Mặt khác, họ là những ngƣời cam chịu nên chỉ đến khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng hoặc có những biểu hiện bất thƣờng, các dấu hiệu gây khó chịu mới đi khám, chữa bệnh do đó tỷ lệ tổn thƣơng CTC các mức độ cao hơn các nhóm nghề khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Thu Hiền (2004), tỷ lệ nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ở phụ nữ nông thôn chiếm tới 63,8%, trong đó tổn thƣơng lộ tuyến là 26,8% [16]. Một nghiên cứu về tổn thƣơng viêm CTC tại cộng đồng phụ nữ tại Hà nội của Ngô Hoàng Quế (2008) thì: Tỷ lệ phụ nữ có tổn thƣơng viêm CTC ở khu vực nội thành là 78,46% còn ở khu vực ngoại thành là 83,37% [29].
* Nơi cư trú: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.3 cho thấy trong 293 bệnh nhân nghiên cứu, có 150 bệnh nhân ở nông thôn (51,2%) và 143 bệnh nhân sống ở khu vực thành thị (48,8%). Kết quả này của chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà [14] là 78% bệnh nhân sống ở thành thị, 32% bệnh nhân sống ở nông thôn. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch này vì nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà
49
đƣợc thực hiện tại BVPSTW vào những năm 1999- 2000 và số bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là ở Hà Nội và các vùng lân cận. Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành sau hơn 10 năm khi phƣơng tiện giao thông phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân tăng cao cùng với sự mở rộng hơn rất nhiều của Hà Nội ra các vùng nông thôn lân cận, nên số lƣợng bệnh nhân ở nông thôn đến khám chữa bệnh vì thế cũng tăng cao. Vì vậy, kết quả này là phù hợp.Tỷ lệ phụ nữ là nông dân chiếm đa số, họ là những phụ nữ lao động nặng nhọc và môi trƣờng vệ sinh không đảm bảo nên khả năng nhiễm tạp khuẩn, nhiễm nấm và ký sinh trùng cao. Mặt khác, ý thức giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ nông thôn không bằng phụ nữ thành phố. Nhiều phụ nữ nông thôn chỉ đi khám bệnh khi đã có những biểu hiện bệnh lý rõ ràng, gây khó chịu hoặc có trƣờng hợp có biến chứng mới đi khám và điều trị. Vì thế, số phụ nữ nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số phụ nữ có tổn thƣơng CTC ở nhiều nghiên cứu và tại nhiều thời điểm khác nhau [16], [21], [29].
* Về trình độ học vấn: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 118 trƣờng hợp bệnh nhân chỉ học hết THCS, 100 bệnh nhân học hết THPT và 75 trƣờng hợp có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên. Mặc nhiên chúng ta đều thừa nhận, trình độ học vấn cao thƣờng đi đôi với nhận thức cao, ý thức phòng bệnh tốt hơn so với những ngƣời có học vấn thấp và do vậy tỷ lệ mắc bệnh (đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục) sẽ thấp hơn. Mặt khác, ý thức phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm tốt hơn nên tỷ lệ bệnh ở giai đoạn muộn cũng sẽ thấp hơn so với nhóm phụ nữ có học vấn thấp. Tuy nhiên, đây không phải là một nghiên cứu cộng đồng, cỡ mẫu lại không lớn cho nên rất khó để có thể khẳng định những kết quả phân bố về học vấn nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế.
50