Tình hình về doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng (2009-2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 33 - 38)

2009 2010 2011 2010/ 2011/2010 Số tiềnTỷ Trọng Số tiềnTỷ Số tiềnTỷ Trọng Tuyệt Tương Tuyệt Tương

2.3.2.2. Tình hình về doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng (2009-2011)

(2009-2011)

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Việt thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng thể hiện quy tín của khách hàng là việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Công tác thu nợ được chú trọng vì từ đó mà nguồn vốn được tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong Ngân hàng. Như vậy, doanh số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà phải so sánh doanh số thu nợ với doanh số cho vay, bảo đảm nợ quá hạn ở mức độ tối thiểu. Doanh thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thì chất lượng tín dụng tại Ngân hàng càng có hiệu quả. Doanh số thu nợ cao so với doanh số cho vay góp phần hạn chế nợ quá hạn và đem lại hiểu quả cao cho công tác tín dụng.

Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, phản ánh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn. Vì vậy, đội ngủ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng rất chú trọng việc thu hồi nợ. Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đều tăng qua ba năm 2009–2011. Như đã nói, Ngân hàng chủ yếu là cho vay đối với ngành Nông nghiệp và Thủy sản. Vì thế, hoạt động thu nợ cũng vậy, đối tượng này luôn dẫn đầu về tỷ lệ trả nợ. Doanh số thu nợ ngành thương nghiệp và ngành khác nhìn chung cũng tăng chậm qua các năm:

Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.5: Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

CHỈ TIÊU

NĂM Tăng, giảm

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010Số tiền Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Nông nghiêp và thủy sản 112.065 87.11 116.084 81.73 138.953 80.65 4.019 3,59 22.869 19,70

Thương nghiệp 14.176 11.01 23.123 16.28 30.014 17.41 8.947 63,11 6.891 29,80

Ngành khác 2.419 1.88 2.812 1.99 3.34 1.94 393 16,25 528 18,78

Tổng cộng 128.66 100 142.019 100 172.307 100 13.359 10,38 30.288 21,33

Ngành Nông nghiệp và Thủy sản:Doanh số thu nợ của ngành này luôn chiếm tỷ cao qua các năm (năm 2009 là 87,11%; năm 2010 là 81,73% và năm 2011 là 80,65% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng). Như đã trình bày, người dân trên địa bàn huyện Cái Nước sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế nguồn vốn người dân vay về là để mua con giống, cải tạo lại ao đầm, thuê mướn lao động, mua thức ăn thủy hải sản,… Vì vậy, nếu việc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả thì thời gian thu hồi vốn của Ngân hàng là rất nhanh và ngược lại. Năm 2010 là 116.084 triệu đồng tăng 3.59% so với năm 2009. Trong năm 2011 doanh số thu nợ là 138.953 triệu đồng tăng 19,70% so với năm 2010. Đạt được kết quả thu nợ khả quan như vậy là do trong quá trình sản xuất người dân đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm và khoa học kĩ thuật, nên từ việc cải tạo đất sản xuất đến việc chọn giống chất lượng hơn. Vì vậy phần lớn người dân sản xuất được mùa, việc nuôi trồng có hiệu quả, cùng với giá cả nông sản và các mặt hàng thủy sản như: con tôm sú, con cua,… Trong 3 năm, việc thu hồi nợ của Ngân hàng đều giữ được mức giá tương đối cao và có lúc tăng kỷ lục như đợt tăng giá tôm, cua trong những tháng cuối năm 2011. Đầu tư có lãi nên người dân cũng có thiện trí trả nợ cao và đặc biệt nhờ sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ.

Ngành thương nghiệp: Cũng như ngành Nông nghiệp và Thủy sản, doanh số thu nợ ngành thương nghiệp luôn tăng qua 3 năm 2009 – 2011, nhưng tỷ trọng của ngành này tăng không cao (năm 2009 là 11,01%; năm 2010 là 16,28% và năm 2011 là 17,41% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng). Mức thu nợ luôn tăng là do huyện Cái Nước đã có những chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, giúp người dân có thể dễ dàng mua bán các mặt hàng nông sản, mua bán nguyên vật liệu, vật tư sản xuất, hàng hóa tiêu dung,… Từ đó thu nhập tăng, đồng nghĩa người dân có đủ khả năng để trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.

Ngành khác: Doanh số thu nợ ngành khác cũng có sự tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng rất thấp (dưới 2%). Năm 2010 doanh số thu nợ ngành khác tăng 393 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 16,25%; đến năm 2011 doanh số thu nợ tăng 528 triệu đồng tương đương tăng 18,78%. Nguyên nhân doanh số thu nợ năm sau luôn tăng cao hơn năm trước là do khách hàng phần lớn làm ăn co lãi, số người đi xuất khẩu lao động cũng tìm đươc việc làm ổn định nên việc trả nợ cho Ngân hàng cũng đúng hạn.

Bảng 2.6: Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM Tăng, giảm

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010Số tiền Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh nghiệp và hộ kinh

doanh 16.202 12.59 24.99 17.59 32.562 18.89 8.788 54,24 7.572 30,30

Hộ sản xuất 112.458 87.41 117.029 82.41 139.745 81.11 4.571 4,06 22.716 19,41

Tổng cộng 128.660 100 142.019 100 172.307 100 13.359 10,38 30.288 21,33

Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn chung công tác thu hồi nợ của Ngân hàng ba năm qua rất có hiệu quả, doanh số thu nợ liên tục tăng trong ba năm. Doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế Hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Trong năm 2009 thành phần Hộ sản xuất chiếm 87,41%; năm 2010 chiếm 82,41%; năm 2011 chiếm 81,11% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Còn đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp và hộ kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.

Doanh số thu nợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh luôn tăng qua các năm và tỷ trọng tăng không cao (năm 2009 là 12,59%; năm 2010 là 17,59% và năm 2011 là 18,89% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng). Có được kết quả như trên là do cán bộ tín dụng của Ngân hàng thời gian qua đã luôn nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng, công tác thẩm định doanh nghiệp ngày càng chính xác cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng tốt, đồng thời Ngân hàng đã chọn lựa được khách hàng có uy tín. Hầu hết khách hàng đều có phương án kinh doanh có hiệu quả và thậm chí vượt kế hoặc đã đề ra. Họ có thu nhập thường xuyên, đồng vốn quay vòng nhanh, thu được lợi nhuận cao. Đa phần người dân thuộc thành phần kinh tế này rất ngại phải tốn chi phí mà không sinh lời nên khi kết thúc một chu kỳ sản họ sẽ nhanh chóng sử dụng phần lợi nhuận chưa dùng đến để trả nợ vay của Ngân hàng trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 33 - 38)

w