Tình hình về doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng (2009-2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 26 - 31)

(2009-2011)

Cho vay là nghiệp vụ chính của tất cả Ngân hàng và doanh số cho vay ngắn hạn đi theo chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng doanh số cho vay. Do trong những năm gần đây kế hoạch cho vay của Ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn, bởi vì cho vay ngắn hạn có thể quay vòng vốn nhanh, rủi ro lại thấp.

Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho vay ở tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau như: nông nghiệp thủy sản, thương nghiệp và những ngành khác. Nhưng với truyền thống là huyện nông nghiệp và đặc biệt là có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Vì thế, vốn tập trung trong lĩnh vực này khá nhiều. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM Tăng, giảm

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010Số tiền Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tươn g đối (%)

Nông nghiêp và thủy sản 113.065 85.17 122.983 81.41 143.28

0 79.60 9.918 8,76 20.292 16,50

Thương nghiệp 17.096 12.88 25.141 16.64 32.930 18.30 8.045 47,06 7.794 31,00

Ngành khác 2.589 1.95 2.951 1.95 3.760 2.10 362 13,98 890 27,50

Tổng cộng 132.750 100 151.075 100 179.97

0 100 18.325 13,80 28.895 19,13

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng luôn tăng ổn định từ năm 2009 – 2011. Năm 2010 mức cho vay của Ngân hàng tăng 13,80% so với năm 2009 tương ứng tăng 18.325 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng 28.895 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19,13% so với năm 2010. Đạt được sự tăng trưởng ổn định như vậy chính là do Ngân hàng đã không ngừng tiềm kiếm khách hàng mới, mở rộng đầu tư, cho vay đến các xã vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, các cá nhân đó cần vốn trên địa bàn,… Điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Do ngành nông nghiệp và thủy sản là thế mạnh của huyện Cái Nước nên ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, tiếp theo là ngành thương nghiệp và ngành khác.

Đối với ngành nông nghiệp và thủy sản: Mục đích cho vay ngành này là giúp các hộ nông dân có vốn để sản xuất, trồng trọt, sữa chữa máy nông nghiệp, cải tạo đất, mua con giống, thuốc ngừa bệnh và các chi phí cần thiết khác. Trong thời gian qua Ngân hàng cho vay trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Còn đối với ngành thủy sản chủ yếu là nuôi tôm, nuôi cua. Qua số liệu trên ta thấy: tỷ trọng của ngành này rất cao (năm 2009 là 85,17%; năm 2010 là 81,41% và năm 2011 là 79,60% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng) và doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này cũng luôn tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp và thủy sản là 113.065 triệu đồng, chiếm tỷ rọng 85,17%. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành này giảm xuống còn 81,41%, mặc dù tỷ trọng giảm nhưng doanh số cho vay tăng lên 122.983 triệu đồng, cụ thể tăng 9.918 triệu đồng tương ứng tăng 8,77% so với năm 2009. Sang năm 2011 cũng vậy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này là 143.275 triệu đồng (tỷ trọng giảm còn 79,06%), nhưng doanh số cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ở mức 16,50% tương đương tăng

20.292 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng là do giá cây, con giống, phân bón, thức ăn thủy sản tăng cao, người dân không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên vay Ngân hàng là một trong những hình thức được đông đảo người dân lựa chọn. Mặc khác, người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với các phương thức nuôi trồng hiện đại nên giảm được chi phí. Do vậy, nhiều người đã đạt được năng suất cao, từ đó họ muốn mở rộng mô hình sản xuất nên việc cần thêm vốn là điều tất yếu. Đồng thời, trên địa bàn xây dựng ngày càng nhiều nhà máy chế biến thủy sản, đây là điều kiện thúc đẩy ngành nông nghiệp và thủy sản ngày càng phát triển.

Đối với ngành thương nghiệp: Ta thấy tỷ trọng của ngành này tăng qua các năm (năm 2009 là 12,88%; năm 2010 là 16,64% và năm 2011 là 18,30% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng). Ngành thương nghiệp đang dần chiếm một vị thế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này cũng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây với việc thực hiện Quyết định 187/2004/NĐ-CP về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều các công ty có nhu cầu về vốn để phục vục cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh số cho vay đối với ngành này năm 2010 tăng 8.045 triệu đồng, tức tăng 47,06% so với năm 2009. Đến năm 2011 tỷ lệ tăng trưởng của ngành này tăng 31,00% tương đương tăng 7.794 triệu đồng so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự tăng nhảy vọt này là do cơ sở hạ tầng tại Huyện đã được nâng cấp, đường giao thông được thông thương với đường quốc lộ rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa. Thêm vào đó nhờ sự linh hoạt, nhạy bén của Ngân hàng trong việc nắm bắt biến động thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với đối tượng này luôn tăng.

Đối với những ngành khác: Bên cạnh ngành thương nghiệp thì cho vay ngành khác cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho vay ngành khác bao gồm cho vay để mua xe tải, cho vay xuất khẩu lao động,… Tuy ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất (dưới 3%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế, nhưng nó cũng không kém phần quan trọng. Đó là làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, giúp người dân có vốn để làm kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể năm 2010 cho vay của ngành này chỉ tăng 13,98% tương đương tăng 362 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay tăng 890 triệu đồng tương đương tăng 27,41% so với năm 2009. Qua đó thấy được từ phía khách hàng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và lượng khách tiềm đến Ngân hàng cũng nhiều hơn trước.

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho Ngân hàng hiểu đặc điểm của từng nhóm khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển. Trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng mở rộng cho vay đối với đối với hai thành phần kinh tế là: doanh nghiệp và hộ kinh doanh, hộ sản xuất. Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế luôn tăng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tình hình cho vay ngắn

hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM Tăng, giảm

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Trọng Tuyệt Tương Tuyệt Tương

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 26 - 31)

w