Tình hình về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng (2009 2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 44 - 48)

2009 2010 2011 2010/ 2011/2010 Số tiềnTỷ Trọng Số tiềnTỷ Số tiềnTỷ Trọng Tuyệt Tương Tuyệt Tương

2.3.2.4. Tình hình về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng (2009 2011)

mức dư nợ càng được nâng cao tăng 19,61% so với năm 2010. Từ sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho thấy trong thời gian qua Ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và thu hút thêm khách hàng mới.

Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh: Tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này dẫn giữ mức ổn định (năm 2009 là 15,93%; năm 2010 là 15,31% và năm 2011 là 15,47% trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng). Dư nợ tăng liên tục qua ba năm 2009 – 2011. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011, cụ thể tăng 6,34% so với năm 2010. Sở dĩ có được sự tăng mạnh này là do phần lớn các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn kinh doanh đạt hiệu quả nên muốn mở rộng quy mô và đáp ứng cho kỳ kinh doanh tiếp theo nên nhu cầu vay vốn của đối tượng này tăng lên.

Đối với hộ sản xuất: Tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng rất cao (năm 2009 là 84,07%; năm 2010 là 84,69% và năm 2011 là 84,53% trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng). Dư nợ ngăn hạn qua 3 năm cũng tăng đều. Năm 2010 mức dư nợ tăng 8.570 triệu đồng tương đương tăng 7,13% so với năm 2009. Đến năm 2011 mức dư nợ tăng 6.452 triệu đồng tức tăng 5,01% so với năm 2010. Mức dư nợ tăng cao là do nhu cầu vốn của người dân tăng mạnh để khôi phục và mở rộng quy mô các ngành nghề sản xuất. Điều này làm cho dư nợ cuối năm tăng nhanh. Mặc dù thu nợ cũng tăng nhưng không bằng sự tăng lên trong cho vay.

2.3.2.4. Tình hình về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng (2009-2011) 2011)

Nợ quá hạn là loại nợ đã đến hạn mà khách hàng không đến trả cho Ngân hàng, nợ quá hạn là chỉ tiêu dung để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nếu nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tong dư nợ và tăng qua từng năm thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng có thể làm cho Ngân hàng bị thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản. Do đó chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu luôn được các Ngân hàng quan tâm. Nợ quá hạn là nhóm nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bối cảnh kinh tế nước ta từ năm 2009 đến năm 2011 chịu ảnh hưởng tình trạng lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, sản xuất của các doanh nghiệp và hộ sản xuất gập nhiều khó khăn nên tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng làm ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Cái Nước trong ba năm 2009 – 2011.

Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Nông nghiệp và thủy sản 7.443 6.352 6.075 (1.091) (14,66) (277) (4,36) Thương nghiệp 250 450 375 200 80,00 (75) (16,37) Ngành khác 130 250 221 120 92,31 (29) (11,60) Tổng cộng 7.823 7.052 6.671 (771) (9.86) (381) (5,40)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng)

Biểu đồ 2.10: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Ngành Nông nghiệp và Thủy sản: Nợ xấu ngành Nông nghiệp và Thủy sản có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2009 nợ xấu của ngành là 7.443 triệu 45

đồng. Năm 2010 nợ xấu giảm 1.091 triệu đồng, tương đương giảm 14,66% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ xấu tiếp tục giảm 277 triệu đồng, tương đương giảm 4,36% so với năm 2010. Nợ xấu của ngành Ngành Nông nghiệp và Thủy sản có chiều hướng giảm là do:

- Người dân đã có những phương án sản xuất thích hợp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và đạt được hiệu quả thu về lợi nhuận.

- Tuy chi phí đầu tư vào cây, con giống và phân bón cao nhưng giá hàng nông sản và thủy sản tăng mạnh, sau khi thu hoạch trừ các khoản chi phí người dân vẫn được lãi.

- Khách hàng chủ động trong vấn đề trả lãi và vốn vay cho Ngân hàng, không để quá hạn.

Ngành Thương nghiệp: Nợ xấu đối với ngành Thương nghiệp tăng giảm thất thường qua ba năm 2009-2011. Năm 2010 là 450 triệu đồng tăng 150 triệu đồng với tốc độ tăng là 80.00% so với năm 2009; năm 2011 nợ xấu là 375 triệu đồng, giảm 75 triệu đồng, tương đương giảm 16,37% so với năm 2011. Nợ xấu đối với ngành này tăng giảm thất thường là do chính sách phát triển của Huyện, Ngân hàng đã đầu tư cho vay vào ngành Thương nghiệp ngày càng tăng, tuy doanh số thu nợ của ngành này tăng nhưng vẫn còn một số khách hàng làm ăn thua lỗ nên xin Ngân hàng gia hạn nợ.

Ngành khác: Ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn đối với ngành khác cũng biến động qua các năm. Tuy nhiên nợ xấu ngắn hạn đối với ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu theo ngành kinh tế của Ngân hàng. Cụ thể: năm 2009 con số này là 130 triệu đồng (chiếm 1,66%); năm 2010 là 250 triệu đồng (chiếm 3,55%); và năm 2011 giảm xuống còn 221 triệu đồng (chiếm 3,31% trong tổng nợ xấu theo ngành kinh tế).

Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh nghiệp và hộ kinh 250 450 310 200 80,00 (140) (31,11) 46

doanh

Hộ sản xuất 7.573 6.602 6.361 (971) (12,82) (241) (3,65)

Tổng cộng 7.823 7.052 6.671 (771) (9,86) (381) (5,40)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng)

Biểu đồ 2.11: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng giảm qua các năm. Trong đó tỷ lệ nợ xấu đối với Hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Vì đây là thành phần kinh tế được Ngân hàng quan tâm nhiều nhất nên mức độ rủi ro cao là điều khó tránh khỏi.

Trong ba năm qua nợ xấu của hộ sản xuất luôn giảm là do sản xuất kinh doanh hiệu quả, đầu tư đúng mục đích. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã hoàn thành trách nhiệm quản lý chặt chẽ, chấp hành đầy đủ quy định thủ tục tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định.

Ngược lại nợ xấu đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh có sự biến động từ năm 2009-2011. Trong năm 2010 nợ xấu tăng đến 80% so với năm 2009. Lý do tăng là vì vật giá leo thang đòi hỏi doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần nguồn vốn lớn để duy trì hoạt động kinh doanh, mặt khác nợ tồn động trong khách hàng qua việc đầu tư bán thiếu cao chưa thu lại được dẫn đến doanh nghiệp và hộ kinh doanh không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Và năm 2011 nợ xấu giảm xuống còn 310 triệu đồng, tương đương 31,11% so với năm 2010.

Nhìn chung trong thời gian qua tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đang biến đổi theo chiều hướng tương đối tốt. Nợ xấu ngắn hạn tuy đã giảm qua từng năm nhưng vẫn còn cao. Để có thể tiếp tục giảm được nợ xấu trong những năm tới, 47

Ngân hàng cần có giải pháp tốt về việc xử lý nợ xấu, phải cẩn thận hơn nữa trong khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. Chi nhánh phải căn cứ vào diễn biến tình hình như: tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu:

Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xấu là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác động không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ đọng, vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại. Riêng ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Cái Nước có một số nguyên nhân gây ra nợ xấu sau:

- Nguyên nhân khách quan: Giá cả nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành. Bên cạnh đó, dịch bệnh thường phát sinh trên diện rộng đã làm cho năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa, sản phẩm làm ra mất phẩm chất, sức tiêu thụ giảm…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu nợ của Ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ phía khách hàng vay vốn. Phần lớn

khách hàng đến Ngân hàng xin vay vốn đều không có vốn tự có bằng tiền mặt, đa phần vốn tự có của khách hàng là công lao động. Khi vay được tiền, họ thường sử dụng vào mục đích như mua sắm các phương tiện phuc vụ sinh hoạt, chi tiêu cá nhân trước và hi vọng vào kỳ thu nhập tiếp theo sẽ cao hơn mới tính đến việc trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, ngoài việc Ngân hàng cho họ vay thì họ còn đi vay bên ngoài với lãi suất rất cao…Vì vậy họ trì hoãn việc trả nợ Ngân hàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thường gặp nhất tại Ngân hàng. Ngoài ra, việc trả nợ cho Ngân hàng lại phụ thuộc nhiều vào kết quả ngành nghề mà khách hàng vay vốn đang tham gia sản xuất, canh tác,… Nên tỷ lệ nợ xấu cao là điều khó tránh khỏi.

- Nguyên nhân khác: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một số người không lo làm ăn mà chỉ dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến trách nhiệm của Ngân hàng. Không phải việc gì làm cũng tuyệt đối, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải làm đúng nguyên tắc thì mới có thể ngăn ngừa được rủi ro tín dụng. Một số cán bộ tín dụng chưa làm hết trách nhiệm của mình, một phần còn bế tắc trước hoàn cảnh của khách hàng, một phần còn tâm lí làm việc chung, chỉ tiêu giao không chấp hành nghiêm. Một phần là do cán bộ ký cho vay đã nghỉ việc, hoặc chuyển vị trí nên những cán bộ còn lại chỉ thừa kế trách nhiệm thu nợ nên thiếu trách nhiệm,…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 44 - 48)

w