CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG.
4.3.5 Cách xử lý trong trường hợp bị bỏng, ngộ độc hay các tai nạn khác
- Trong trường hợp bỏng nhẹ do nhiệt, rửa lớp da bỏng bằng cồn, sau đó bôi một lớp mỏng glyxerol hay vaseline vào.
- Khi bỏng nặng, dùng dung dịch potassium permanganate đậm đặc và cồn để xử lý vết thương, rồi bôi lên một lớp thuốc phỏng.
- Khi bỏng phenol, dùng một ít glyxerol bôi lên chỗ da bị trắng cho đến khi màu da trở lại bình thường, sau đó rửa lại bằng nước rồi dùng bong thấm glyxerol lên vết thương.
- Khi bị bỏng acid đậm đặc dùng một lượng nước lớn để rửa sau đó dùng dung dịch NH4OH 3% để rửa lại.
- Khi bị bỏng xút đậm dặc dùng một lượng nước lớn để rửa sau đó dùng acid boric 1% để rửa lại vết thương.
- NH4OH đậm đặc tuy không gây thương tích hoặc bỏng da, nhưng khi văng vào mắt nghiêm trọng thì sẽ bị mù.
- Khi bất cẩn hút thuốc thử vào miệng thì phải uống nước nhiều vào đồng thời. - Nếu hút acid vào thì phải thêm một ly dung dịch NaHCO3.
- Nếu hút xút vào thì phải uống thêm một ly dung dịch axetic acid hay acid citric 2%.
- Trong trường hợp bị ngộ độc, đưa bệnh nhân đến chỗ thoáng mát, làm hô hấp nhân tạo và gọi bác sĩ đến cấp cứu.
- Nếu bị đứt tay do ống thủy tinh, lấy tất cả các mảnh thủy tinh ra khỏi vết thương, sát trùng xung quanh chỗ bị thương, bằng dung dịch cồn iod 3%, sau đó băng tiệt trùng để băng vết thương trong trường hợp chảy máu nhiều, dùng băng đàn hồi buộc phía trên của vết thương, gọi bác sĩ hay đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
- Trường hợp các dung môi bị cháy: đầu tiên là phải dập tắt nguồn cháy, sau đó mới dập lửa.
- Đối với các chất không tan trong nước như eter, benzene…Không được dùng nước để dập tắt lửa, nước có thể làm lửa cháy mạnh hơn. Trong trường hợp này phải sử dụng bình chữa cháy.