KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và thương mại sông mã (Trang 36 - 92)

6. Kết cấu của chuyên đề

1.6.KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.6.1. Nội dung.

Trong quá trình kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp phải hao phí một lượng lao động xã hội nhất định dùng để mua, bán và dự trữ hàng hoá. Kế toán giữ

chức năng giám đốc và thông tin mọi mặt hoạt động của quá trình kinh doanh cần phải ghi chép đầy đủ chíng xác kịp thời các khoản chi phí bỏ ra. Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành, toán bộ chi phí của khâu mua được tính vào giá vốn của hàng nhập kho còn chi phí của quá trình chuẩn bị bán hàng và chi phí của quá trình bán hàng được ghi chép ở tài khoản riêng (TK chi phí bán hàng). Ngoài ra, các khoản chi phí quản ký doanh nghiệp cũng được tập hợp ở tài khoản “ chi phí quản lý doanh nghiệp”.

- Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết để phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hoá như chi phí bao gói, quảng cáo, bảo hành, nhân viên bán hàng...

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ hoạt động nào như chi phí quản lý, chi phí hành chính.

Kế toán phải có nhiệm vụ giám sát kiểm tra chặt chẽ chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc tính toán chính xác kết quả kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh thương mại là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động lưu chuyển hàng hoá. Nó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với tổng chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Như vậy bản chất kế toán xác định kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ được phản ánh bằng một số chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập trước thuế – Thuế thu nhập.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính vào cuối kỳ hạch toán ( thường là cuối tháng, cuối quý). Kết quả kinh doanh phải được phân phối công bằng hợp lý đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của ngành kinh doanh.

1.6.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.6.2.1. Hạch toán chi phí bán hàng.

a. Nguyên tắc hạch toán.

Chỉ hạch toán vào chi phí bán hàng các chi phí sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản phải trả nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và các khoản tiền công bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế và các khoản phụ cấp khác.

- Chi phí vật liệu bao bì: là giá trị bằng tiền của các loại bao bì, vật đóng gói dùng cho việc bảo quản và bán hàng hoa như chi phí vật bao gói, chi phí sửa cữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định : là biểu hiện bằng tiền của phần hao mòn tài sản cố định, kể cả tài sản hữu hình và tài sản cố định vô hình trong quá trình bảo quản hàng hoá và quá trình bán hàng hoá như khấu hao của nhà kho, cửa hàng, các phương tiện bốc xếp, phương tiện tính toán kiểm nghiệm...

- Chi phí dụng cụ đồ dùng : là giá trị bằng tiền của các công cụ dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quá trình chuẩn bị bán hàng và quá trình và quá trình bán hàng như phương tiện tính toán, dụng cụ đo lường, các phương tiện làm việc ở khâu bán hàng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : là số tiền dùng để trả cho các đơn vị và cá nhân bên ngoài do cung cấp các dịch vụ, lao vụ cho doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình bán

Doanh thu thuần Doanh thu bán hàng Thuế TTĐB phải nộp Doanh thu hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán = - - - Lợi nhuận

hàng như tiền thuê kho, vận chuyển, tiền sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác...

- Chi phí bằng tiền khác : là những khoản chi phí chưa ghi vào các khoản đã trình bày ở trên như chi phí quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, bảo hành sản phẩm, chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng.

- Ngoài ra khoản chi cho bán hàng đã nêu trên, doanh nghiệp còn phải ghi vào chi phí bán hàng khoản chi phí liên quan tới việc tiếp nhận lại số hàng bị từ chối sau khi bán.

Theo quy định các khoản chi sau đây không được hạch toán vào chi phí bán hàng.

- Chi phí thực hiện quá trình mua hàng - Chi từ sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

- Các khoản chi quản lý chung ngoài quá trình bán hàng

- Các thiệt hại hàng hoá, phương tiện, phí tổn thiệt hại khác do sự cố thiên tai, tai nạn giao thông, hoả hoạn, khách hàng huỷ bỏ hợp đồng...không được hạch toán nếu không có quyết định xử lý đưa vào chi phí bán hàng.

b. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản- 641 “ Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các cơ phát sinh trong quá trính bán hàng hóa, thành phẩm. Nội dung kết cấu của TK này như sau:

TK 641- “ Chi phí bán hàng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí trong quá kỳ. bán hàng.

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả trong kỳ.

TK 641 không có số dư cuối kỳ được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí sau: + TK6411 : Chi phí nhân viên.

+ TK6412 : Chi phí vật liệu bao bì. + TK6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng.

+ TK 6415 : Chi phí bảo hành.

+ TK 6415 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác.

1.6.2.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Nguyên tắc hạch toán.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một loại chi phí thời kỳ, được tính đến khi hạch toán lợi tức thuần của kỳ báo cáo. Cũng giống chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ liên quan tới khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ xác định kết quả. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố chi phí như chi phí bán hàng, tuy vậy công dụng chi phí của các yếu tố có khác biệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chínhvà chi phí chung khác.

- TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực - Các khoản giảm chi phí quản lý tế phát sinh trong kỳ. doanh nghiệp .

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vàoTK 911để xác định kết quả.

TK 642 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành các tiểu khoản sau: - TK 641 : Chi phí nhân viên quản lý

- TK 6422 : Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423 : Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424 : Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425 : Thuế, phí và lệ phí - TK 6426 : Chi phí dự phòng

- TK 6427 : Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428 : Chi phí bằng tiền khác

TK 334, 338 TK 642 TK 111, 112, 138 Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm chi phí quản lý

TK 152, 153 TK 911

Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ Kết chuyển chi phí quản lý

TK 214

Khấu hao TSCĐ TK 142

TK 333, 111, 112 Chi phí chờ Kết chuyển Thuế, phí, lệ phí kết chuyển ở kỳ sau TK 139, 159

Chi phí dự phòng

TK 331, 111, 112 Chi phí khác có liên quan

Sơ đồ 1.14 : Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng đã bán và chưa bán vào cuối kỳ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể. Những doanh nghiệp kinh doanh mà dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn thì cần phải phân bổ một phần chi phí bảo quản cho hàng còn lại. Số chi phí phân bổ cho hàng còn lại được kết chuyển cuối kỳ sng bên nợ TK 142 – “Chi phí trả trước”. Đến kỳ kinh doanh sau số chi phí phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ trước được kết chuyển từ TK 142- “Chi phí trả trước sang TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh kỳ này.

Trước hết, tính các khoản mục chi phí cho hàng còn lại chưa bán theo công thức:

Chi phí phân bổ cho hàng bán ra tính theo công thức sau:

1.6.3. Phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán trong kỳ.

Cuối kỳ để có thể xác định kết quả kinh doanh kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán trong kỳ. Tuỳ theo điều kiện thực tế của từndoanh nghiệp mà có thể phân bổ chi phí thu mua theo từng loại hàng, nhóm hàng hay toàn bộ hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đó kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 632

Có TK 1562

1.6.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.

1.6.4.1. Tài khoản sử dụng

TK 911: “Kết quả kinh doanh” : dùng để phản ánh xác định kết quả kinh doanh sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Nội dung, kết cấu TK này như sau:

Chi phí phân bổ cho hàng bán ra Chi phí phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ cần phân bổ Trị giá hàng tồn cuối kỳ Trị giá hàng xuất trong kỳ Trị giá hàng tồn cuối kỳ x = + + Chi phí phân bổ cho hàng bán ra Chi phí phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ - = + Chi phí phân bổ cho hàng tồn kho

đầu kỳ Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ

Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ

Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ

x =

+ +

TK 911- “Kết quả kinh doanh”

- Trị giá vốn hàng hoá thành phẩm - Doanh thu thuần trong kỳ. đã bán.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản - Thu nhập hoạt động tài chính. lý doanh nghiệp.

- Chi phí hoạt động tài chính. - Thu nhập bất thường. - Chi phí bất thường. - Kết chuyển thực lỗ. - Kết chuyển thực lãi.

Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo từng nhóm hàng hoá, sản phẩm, từng cửa hàng củ thể.

TK421 “Lãi chưa phân phối”: Tài khoản này dung để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ)và tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Nội dung kết cấu của TK này như sau:

TK 421 –“Lãi chưa phân phối”

- Phán ánh số lỗ về hoạt động - Phản ánh số thực lãi về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp trong kỳ. - tiền lãi cấp dưới nộp, số lỗ được bù lỗ - Phân phối các khoản lãi. - Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh

Dư CK: Số lỗ chưa xử lý Dư CK : Lãi chưa phân phối hoặc - chưa sử dụng

TK 421 có 2 tài khoản cấp 2.

-TK 4211 – “Lợi nhuận năm trước” : phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và lãi chưa phân phối thuộc về năm trước.

TK 4212 – “Lợi nhuận năm nay” : phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối lãi và số lãi chưa phân phối của năm nay.

TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu

TK 641 bán hàng thuần Kết chuyển chi phí bán hàng

TK 642

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 4212

Kết chuyển CPBH và CPQLDN còn lại của kỳ trước vào kết quả kỳ này

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 4211

Kết chuyển lãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG MÃ

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG MÃ MẠI SÔNG MÃ

2.1.1. Lịch sử hình thành

- Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại Sông Mã. - Địa chỉ: Phan Bội Châu - TP Thanh Hóa.

+ Điện thoại: 0373.567.778 + Fax: 0373.567.779

- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng

Tổng số cán bộ công nhân viên: 120 người

- Công ty TNHH Công Nghệ Sông Mã là đơn vị được sáng lập bởi các thành viên cổ đông.Đăng ký kinh doanh số: 2801844376 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 23 tháng 01 năm 2006

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh vật liệu xây dựng như gạch, đá, xi măng, sắt thép

- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nhiệt điện, công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện văn hoá, thể thao, sân bay, bến cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, công trình đường dây và biến thế điện

2.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty

Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành chủ quản, ngân hàng đầu tư, các ban ngành liên quan và UBND Tỉnh Công ty đã chuyển trụ sở văn phòng Công ty từ huyện Đông Sơn về thành phố Thanh Hoá, thuận lợi cho việc giao dịch, thông tin chỉ đạo thi công. Các thiết bị thi công từng bước được tăng cường và hiện đại hoá. Tập thể ban lãnh đạo công ty và CBCNV toàn Công ty là một khối đoàn kết thống nhất quyết tâm xây dựng Công ty TNHH Công nghệ và Thương Mại Sông Mã thành một công ty mạnh của ngành

2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán tại công ty

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

* Nhiệm vụ của mỗi người trong phòng kế toán:

Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty.

Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng kế toán) là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán của công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đối tượng liên quan. Ngoài ra, kế toán tổng hợp định kỳ phải lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của quản lý

Kế toán tiền mặt (kiêm thủ quỹ) có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ theo dõi số tiền mặt tại quỹ của công ty trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền mặt và các hóa đơn liên quan.

Kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư, bảng phân bổ vật tư do kế toán của các bạn dự án gửi lên để theo dõi, đối chiếu với địnhmức dự toán của công trình và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ toàn công ty.

Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị,

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và thương mại sông mã (Trang 36 - 92)