Phương pháp xác định kết quả bán hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và xây dựng hùng sơn (Trang 32 - 111)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.9.3. Phương pháp xác định kết quả bán hàng

Xác định kết quả bán hàng được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán( cuối tháng hoặc cuối quý) tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được xác định:

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu - Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT theo p2 trực tiếp - Kết quả hoạt động tài chính:

Kết quả hoạt động tài chính = DT hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Vậy: LN từ hoạt động SXKD = LN gộp từ BH và cung cấp DV + DT hoạt động tài chính - hoạt động Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết quả hoạt động khác:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Tổng lợi nhuận trước thuế = LN từ hoạt động SXKD + Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = LN từ hoạt động SXKD + LN khác - Chi phí khác

Sơ đồ 13: Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.4. Các hình thức kế toán

1.4.1. Các loại sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

TK 632 TK 911 TK 511

TK 642(1),642(2) TK 515

TK 635 TK 711

TK 811 TK 821(2)

TK 821(1) TK 421

Cuối kỳ k/c giá vốn hàng xuất

bán Cuối kỳ k/c doanh thu thuần

Cuối kỳ k/c chi phí bán hàng và quản lý doanh

nghiệp

Cuối kỳ k/c doanh thu hoạt động tài chính

Cuối kỳ k/c chi phí hoạt động tài chính

Cuối kỳ k/c thu nhập khác

Cuối kỳ k/c chi phí khác K /c thuế TNDN hoãn lại nếu Nợ TK 8212<Có TK8212

Cuối kỳ k/c thuế TNDN

K /c lỗ

Sơ đồ 14: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong

quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

1.4.2.Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

Sơ đồ 15: Hình thức kế toán Nhật ký chung

Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện theo các bước sau:

- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

1.4.3.Loại sổ kế toán theo Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 16: Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thực hiện theo các bước sau:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

1.4.4.Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính bao gồm các sổ kế toán sau: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

Sơ đồ 17: Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được

thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HÙNG SƠN

2.1.Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Tên công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Hùng Sơn - Giám đốc: Phạm Xuân Hào

- Địa chỉ công ty: Quảng Tâm - TP Thanh Hóa - Điện thoại: 0373.527.709

- Mã số thuế: 2800774609

- Tài khoản số: 2800774609 tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

2.1.2. Quyết định thành lập

- Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Hùng Sơn là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán độc lập, được thành lập theo giấy phép số 2800774609 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp 11/2006

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng - Khai thác sản xuất nguyên vật liệu,cắt đá sỏi

- Kinh doanh vật liệu xây dựng….

2.1.4. Vốn đăng ký kinh doanh

- Vốn điều lệ hiện nay là 5.490.000.000đồng

- Khi mới thành lập công ty chỉ có 30 người, cơ sở vật chất thiếu thốn, số vốn ban đầu tuy không nhỏ nhưng mới đi vào hoạt động nên gặp nhiều khó khăn.Trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh ngắn và dài hạn của đơn vị một cách đúng đắn, cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa công ty vượt qua khỏi khó khăn ban đầu vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài tỉnh. Quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, trang thiết bị phục vụ sản

xuất kinh doanh được từng bước hiện đại hóa, lợi nhuận kinh doanh hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra, thu nhập của CBCNV Công ty cũng được năng lên đáng kể.

Trích kết quả hoạt động SXKD của công ty qua mấy năm gần đây

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của công ty từ năm 2011 -2013

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1.Doanh thu 6.103.750.455 7.255.170.555 10.563.123.560 2.Doanh thu thuần 6.103.750.455 7.255.170.555 10.563.123.560 3.Lợi nhuận gộp 1.103.328.182 1.539.743.282 3.054255560 4.Lợi nhuận từ HĐKD 202.017.800 217.288.782 825086460 5.Tổng lợi nhuận trước thuế 202.017.800 217.288.782 819.407.928

6.Nộp ngân sách 39.595.488 60.840.859 229.434.219

Qua bảng số liệu của công ty ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc kinh doanh của công ty ngày càng một phát triển và đem lại hiệu quả. Công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và nghiêm túc.

2.1.5. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH TM&XD HÙNG SƠN SƠN

2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất của công tya. Tổ chức sản xuất a. Tổ chức sản xuất

Công ty TNHH Thương Mại Và Xây Dựng Hùng Sơn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực được tổ chức sản xuất khác nhau như: lĩnh vực các công trình giao thông, san lấp mặt bằng, kè ven hồ, các công trình dân dụng, khai thác sản xuất nguyên vật liệu...

b. Kết cấu sản xuất- kinh doanh

Công ty TNHH TM&XD Hùng Sơn là một đơn vị kinh doanh đa ngành nghề. Những công trình khi tham gia thời gian sản xuất thường kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải theo sát dự toán bên A giao: dự toán thiết kế, dự toán thi công, trong quá trình sản xuất luôn so sánh giữa chi phí thực tế

với dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư, điều này làm tăng khối lượng công tác hạch toán của công ty lên rất nhiều.

Các công trình xây dựng của công ty tiến hành trên nhiều địa điểm khác nhau vì vậy lực lượng thi công như: máy móc, thiết bị, người lao động đều phải di chuyển theo địa điểm thi công. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản và vật tư phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,thời tiết và dễ mất mát hư hỏng, điều kiện lao động và đời sống của người lao động rất khó khăn.

2.1.5.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH TM&XD Hùng Sơn

Công ty TNHH TM&XD Hùng Sơn là một công ty có đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức khá khoa học và hợp lý. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất của công ty đang từng bước đạt được những thành tựu mới với những kết quả kinh doanh mà công ty đạt được là nhờ có sự góp sức người sức của, của từng thành viên trong công ty. Xuất phát từ mô hình sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp xây dựng có địa bàn hoạt động rộng khắp tỉnh, do sản xuất xây dựng có chu kỳ dài hoạt động mang tính lưu động, rộng lớn và phức tạp. Để phù hợp với chức năng quản lý công ty đã áp dụng mô hình tổ chức bộ máy như sau:

Sơ đồ 2.1.: Cơ cấu tổ chức của công ty Chú thích:

Quan hệ điều hành:

- Ban Giám Đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo ngành nghề được đăng ký kinh doanh.

1.Ông: Phạm Xuân Hào: Giám đốc

Các phòng ban:

- Phòng kế hoạch : Là phòng nghiệp vụ, tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực như lập kế hoạch, điều độ sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là: lập kế hoạch SXKD cho hàng tháng, quý, năm của công ty, đôn đốc theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận, lập dự toán theo khối lượng và hồ sơ thanh quyết toán khối lượng công việc

- Phòng kế toán- tài vụ: tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính, kế toán. Nhiệm vụ cụ thể: lập kế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và xây dựng hùng sơn (Trang 32 - 111)