TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP

Một phần của tài liệu công tác kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tiếp vận tân quốc (Trang 61 - 69)

VẬN TÂN QUỐC

II.1 CHÍNH SÁCH ,NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG

.1.1 Chính sách kế toán áp dụng

II.1.1.1 Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Tất cả các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đều được ghi nhận như khoản tương đương tiền.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ không phải là đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán của Công ty (VNĐ) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá quy định vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và do đánh giá lại số dư cuối kỳ được hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

II.1.1.2 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cở sở giá gốc.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần

có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

II.1.1.3 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:

Nguyên tắc nghi nhận TSCĐ hữu hình: Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua

và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được vốn hóa vào chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi lổ nào phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình: Khấu hao tài sản cố định hữu hình

được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

∗ Nhà cửa, vật kiến trúc: 7 – 20 năm

∗ Máy móc thiết bị: 5 – 7 năm

∗ Phương tiện vận tải truyền dẫn: 5 – 10 năm

∗ Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 – 5 năm.

II.1.1.4 Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:

Chi phí trả trước: Các khoản chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính

hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Các chi phí trả trước liên quan đến nhiều niên độ được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn và phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí khác: Bao gồm các khoản chi phí mà Công ty chi thế chân, đặt cọc cho người

thanh lý và kết thúc hợp đồng thì người bán sẽ hoàn trả lại khoản chi phí này cho Công ty.

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh

doanh.

II.1.1.5 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả :

Các khoản chi phí phải trả khác được ghi nhận theo giá gốc.

II.1.1.6 Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán.

II.1.1.7 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng: được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau.

a) Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua.

b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

c) Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng d) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ : Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác

định một cách đáng tin cậy, trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày cuối kỳ. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau : a) Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.

b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

c) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Doanh thu hoạt động tài chính : Doanh thu phát sinh từ tiền lãi và các khoản doanh

thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó

b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

II.1.1.8 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính:

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:

∗ Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính

∗ Chi phí cho vay hoặc đi vay vốn

∗ Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến

ngoại tệ

∗ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

II.1.1.9 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế xuất thu nhập doang nghiệp trong năm hiện hành.

Công ty chưa ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cho khoản lỗ tính thuế này do không thể dự tính được lợi nhuận trong tương lai tại thời điểm hiện nay

.1.2 Chế độ kế toán áp dụng

II.1.2.1 Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006.

II.1.2.2 Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán:

Các báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ) phù hợp với Hệ Thống Kế Toán Việt Nam được Bộ Tài Chính Việt Nam chấp thuận tại công văn số 6378 TC/CĐKT ngày 09 tháng 07 năm 2001 và chuẩn mực kế toán Việt Nam do

∗ Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1);

∗ Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu

chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2);

∗ Quyết định số 243/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu

chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 3);

∗ Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 về việc ban hành sáu

chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4); và

∗ Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn

chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 5).

II.1.2.3 Hình thức kế toán áp dụng :

Hình thức kế toán áp dụng được đăng ký của Công ty là nhật ký chung

II.2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN

.2.1 Hình thức kế toán áp dụng

Xuất phát từ đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh, về yêu cầu quản lý tài chớnh, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, Công ty sử dụng hình thức hạch toán “nhật ký

Sơ đồ hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung”(sơ đồ 2.2)

Lấy số liệu để ghi vào sổ cái, hoặc lấy số liệu từ sổ nhật ký chuyên dùng hằng ngày để ghi vào “sổ cái” theo từng nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng lấy số liệu từ sổ kế toán chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết.

Ghi hàng ngày hay định kỳ Ghi vào cuối tháng hay cuối kỳ Đối chiếu số liệu

Sổ Nhật ký chuyên dùng Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Bảng cân đối TK

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Cuối tháng căn cứ vào sổ cái để lên bảng cân đối phát sinh. Cuối cùng kế toán dựa vào bảng cân đối phát sinh và số dư nợ, dư có của các tài khoản có liên quan và bảng tổng hợp chi tiết để lên bảng báo cáo tài chính.

.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán

II.2.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán (Sơ đồ 2.3)

II.2.2.2 Chức năng

Đứng đầu là kế toán trưởng: Người phụ trách chung, có nhiệm vụ trong công tác tổ chức kế toán và giúp Giám đốc quản lý về tình hình tài chính, đồng thời là kiểm soát viên tại Công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Công ty, tổ chức cải tiếng công tác cho từng nhân viên để tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động tài sản lao động, tiền lương, chi phí sản xuất, các nghiệp vụ tín dụng thanh toán và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ kế toán viên, tổ chức bảo quản các tài liệu kế toán. Đảm bảo hoạt động và hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.

Kế toán viên kiêm nhiệm:

_ Kế toán thanh toán: Có chức năng thanh toán các chi phí của Công ty, mở sổ

quỹ, sổ ngân hàng theo dõi cập nhật số liệu và số lượng phiếu thu chi hàng ngày, chuyển cho thủ quỹ. Ngoài ra, kế toán thanh toán cũng kiêm thêm công tác tiền lương.

Kế toán công Nợ Thủ quỹ Kế toán bán hàng Kế toán thuế Kế toán trưởng Chi phí hoạt động tài chính Kế toán thanh toán

_Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi báo cáo bán hàng hằng ngày của nhân

viên bán hàng, kiểm tra hàng hóa nhập xuất tồn kho, xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng, lập bảng kê bán hàng, vào sổ chi tiết bán hàng, sổ doanh thu.

_ Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các khoản công

nợ phải thu của khách hàng. Báo cáo kịp thời các khoản công nợ chậm trả, công nợ khó đòi để trình lên ban lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý. Đồng thời theo dõi các khoản nợ phải thanh toán với nhà cung cấp.

_Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và kế toán trưởng về tiền mặt, tiền

quỹ hàng ngày, có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt, lập báo cáo quý, tháng

_Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh, kiểm tra đối

chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra. Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu, hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty theo từng loại thuế suất, và lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Cty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ, theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn động ngân sách, hoàn thuế của Cty. Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh, kiểm tra hóa đơn đầu vào, kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo lên chi cục thuế. Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty để thực hiện.

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TÂN QUỐC

Một phần của tài liệu công tác kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tiếp vận tân quốc (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w