Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 41 - 128)

D T, GVHB ,L N: oanh thu, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận

1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Chuẩn mực kế toán quốc tế được xem như một quy ước có tính chất lý thuyết chung cho toàn thế giới, tuy vậy áp dụng như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp ngoài nghiên cứu kỹ các chuẩn mực quốc tế còn cần

phải học tập những kinh nghiệm cụ thể của những quốc gia đã đi trước – những nước giàu kinh nghiệm như Mỹ , Pháp …

* Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở Pháp

- Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Pháp

+ Giá bán HH được xác định là giá bán thực tế (giá bán thực tế là giá bán trên hóa đơn trừ đicác khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho người mua)

+ Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm các khoản thuế GTGT thu hộ nhà nước. Kế toán chỉ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+ Nếu có chiết khấu chấp nhận cho người mua thì chiết khấu được hạch toán vào chi phí tài chính

+ Chứng từ sử dụng là hóa đơn báo đòi

Thương phiếu là công cụ được sử dụng rất phổ biến ở Pháp và một số nước trên thế giới. Nó là chứng chỉ có giá trị ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán một số tiền xác định trong một khoảng thời gian đã được quy định.

Các tài khoản kế toán của Pháp cũng được mã hóa bằng những chữ số. Tuy nhiên về cơ bản việc hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được thể hiện như dưới 2 sơ đồ dưới đây :

SV: Nguyễn Thị Tuyết Dương Lớp: Kế toán 46A

TK “Tiền mặt, TGNH, khách hàng”

(3) TK “Bán SP, HH”

TK “Thuế GTGT thu hộ nhà nước”

TK “CK đã chấp thuận ” (1)

(4) (5)

(7)

TK “Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận”

S

Ơ ĐỒ 1.1 6

(1) : Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT) (2) : Thuế GTGT thu hộ nhà nước

(3) : Bán hàng có chiết khấu (CK) ghi luôn trên hóa đơn (4) : Chiết khấu xảy ra sau khi bán hàng

(5) : Khách hàng trả lại hàng

(6) : Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua

(7) : Kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua sang TK “Bán SP, HH”

SƠ ĐỒ 1.17

* Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở Mỹ

Về hệ thống kế toán, Mỹ và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng

K/c chi phí khấu hao,dự phòng thuộc hoạt động bán hàng K/c chi phí khấu hao,dự phòng

thuộc hoạt động bán hàng

TK “Giá vốn hàng bán” TK “XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ” TK “Bán SP, HH”

TK “Chi phí khấu hao, dự phòng” TK “Hoàn nhập khấu hao, dự phòng”

TK “XĐKQ trước thuế” TK “XĐKQ trước thuế” K/c giá vốn hàng bán

K/c Lãi về tiêu thụ

K/c doanh thu về tiêu thụ

như giao lưu, hợp tác làm ăn giữa hai nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những điểm rất khác biệt giữa việc hạch toán kế toán ở hai nước. Cụ thể :

- Mỹ không áp dụng thuế GTGT, việc phản ánh trên sổ sách khá đơn giản.

- Kế toán Mỹ không sử dụng mã hiệu cho các tài khoản của mình mà sử dụng ngay tên theo nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

- Hình thức sổ mà kế toán Mỹ áp dụng chỉ có một hình thức duy nhất là hình thức Nhật ký chung

- Doanh thu tính gộp chỉ là doanh thu bằng tiền và doanh thu trả chậm trong vòng 1 năm. Doanh thu tính gộp bao gồm doanh thu, giảm giá hàng bán và doanh thu bị chiết khấu. Doanh thu bị chiết khấu là khoản tiền trả cho khách hàng khi họ thanh toán tiền nợ trả chậm sớm hơn so với kỳ hạn.

Việc xác định kết quả tiêu thụ ở Mỹ được thực hiện theo sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ 1.18

TK “Lãi lưu giữ”

TK “Doanh thu” TK “Chi phí” TK “TỔNG HỢP THU NHẬP”

Khóa sổ các TK chi phí

Khóa sổ các TK doanh thu

Chênh lệch Doanh thu > Chi phí

* Kinh nghiệm rút ra từ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của một số nước trên thế giới

Những điểm khác nhau trong kế toán tiêu thụ chủ yếu là do trình độ phát triển và đặc thù riêng của mỗi nước. Chuẩn mực kế toán ở Việt nam (VAS 14) nhìn chung về cơ bản đã thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 18),đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu quản lý tiêu thụ, tuy nhiên do còn đang trong quá trình hoàn thiện nên kế toán của nước ta vẫn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Chính thế, dựa vào hệ thống kế toán của các nước đã đi trước chúng ta có thể chắt lọc ra những mặt tích cực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để vận dụng.

Kế toán Mỹ chỉ sử dụng duy nhất một hình thức sổ là sổ Nhật ký chung, rất đơn giản, vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của số liệu, thông tin kế toán. Hình thức này lại rất thuận tiện khi áp dụng kế toán máy. Doanh nghiệp Việt nam có thể nghiên cứu và áp dụng theo?

Khi hệ thống ngân hàng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp của Việt nam cần sử dụng linh hoạt hơn nữa các công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thanh toán như bằng thẻ tín dụng, thương phiếu …

CHƯƠNG II

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2.1. Tổng quan về Công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gas

Petrolimex

Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Gas hoá lỏng tại Việt nam, được thành lập theo quyết định số 1653 -1998/QĐ/BTM ngày 25/12/1998 của Bộ Thương mại với tên gọi ban đầu là Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam.

Đến năm 1999 công ty chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước với đầy đủ tư cách pháp nhân và với số vốn điều lệ ban đầu khoảng hơn 150 tỷ đồng. Nhưng sau vài năm hoạt động, do không ngừng lớn mạnh mà công ty đã tạo ra cho mình một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh Gas hoá lỏng trên thị trường Việt nam. Ngoài trụ sở chính của công ty đặt tại số 775 đường Giải phóng, công ty còn có thêm 4 chi nhánh lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh, TP Hải phòng, TP Đà nẵng, TP Cần thơ, và cả một mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước với rất nhiều các Đại lý, Tổng đại lý khác.

Đến năm 2004 trên đà phát triển và cũng do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, yêu cầu hội nhập, mở cửa của các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới mà công ty đã quyết định tiến hành cổ phần hoá theo quyết định số 1669-2003/QĐ/BTM và đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Gas Petrolimex và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 14/01/2004. Theo đó bộ máy tổ chức cũng đựơc chuyển đổi sang một mô hình mới là mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển đổi này đánh dấu một bước đi quan trọng của công ty, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời là những thách thức mới của công ty trong quá trình phát triển và hội nhập với toàn thế giới.

Cho đến nay ngoài Văn phòng Công ty trực tiếp kinh doanh tại khu vực phía Bắc, Công ty còn có thêm 5 công ty con đặt tại các TP lớn là TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng, Cần Thơ và 1 công ty liên kết đặt tại TP Hồ Chí Minh. Số vốn điều lệ của công ty cho đến 9 tháng đầu năm 2007 là 250 tỷ đồng, số vốn công ty góp cho các công ty thành viên là 142,3 tỷ đồng. Tổng số lao động của công ty hiện nay khoảng 700 người, trong đó số lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiểm đến hơn 40%.

Riêng về chức năng và nhiệm vụ chính của công ty hiện nay : Do lĩnh vực

kinh doanh của công ty là Thương mại và Dịch vụ. Mục đích chính của công ty trong quá trình hoạt động là đáp ứng nhu cầu về Gas hoá lỏng và các dịch vụ kèm theo cho cả việc sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cũng để phục vụ tốt nhất cho những khách hàng của mình đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nên các chức năng của công ty khá đầy đủ và đa dạng.

- Xuất, nhập khẩu và kinh doanh Gas hoá lỏng

- Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư, thiết bị, phụ kiện

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lắp đặt, kiểm định vỏ bình Gas và các dịch vụ thương mại có liên quan đến kinh doanh Gas

- Kinh doanh địa ốc và bất động sản.

- Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của cấp trên là Tổng công ty xăng dầu Việt nam.

2.1.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolimex

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

Do địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nước với nhiều chi nhánh lớn, nhỏ nên để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình công ty đã chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo đó hệ thống chỉ huy trực tuyến Tổng giám đốc đến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và kho tại Hà Nội. Tại các chi nhánh việc phân cấp được tiến hành một cách triệt để, để hoàn toàn chủ động trong tất cả các chính sách như phát triển thị trường, tổ chức bán hàng,….

SƠ ĐỒ 1.19 : TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Ban Tổng giám đốc gồm : Tổng giám đốc Công ty và các Phó tổng giám đốc. Các đơn vị liên doanh:

- Công ty TNHH Cơ khí Gas Petrolimex

- Công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn

Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty. Đồng thời Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát để kiển soát hoạt động kinh doanh vad quản lý điều hành Công ty. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Phòng Tổ chức hành chính Phòng KD DD&TM (ga bình) Phòng KD công nghiệp (ga rời) Phòng Kế toán tài chính Phòng XNK& tổng hợp Phòng CN đầu tư Công ty TNHH Gas Sài Gòn Công ty TNHH Gas Cần Thơ Công ty TNHH Gas Đà Nẵng Công ty TNHH Gas Hải Phòng Hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội Kho Gas Đức Giang –

Công ty để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, trợ giúp cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc. Bên cạnh đó còn có hệ thống các phòng ban chức năng, các Công ty TNHH thành viên tại các khu vực hỗ trợ, tham mưu trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh.

2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần GasPetrolimex Petrolimex

Là một công ty mà lĩnh vực kinh doanh thiên về Thương mại và dịch vụ, mặt hàng kinh doanh lại là một mặt hàng có những tính chất đặc thù riêng, vì vậy những đặc điểm về Mặt hàng kinh doanh, cơ chế giá hay Tổ chức hoạt động kinh doanh cũng chính là những đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể:

*1 Mặt hàng kinh doanh

- Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là Gas hoá lỏng (LPG – Liquefied Petroleum Gas). LPG là nhiên liệu được sử dụng trong dân dụng, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp. LPG còn là một nhiên liệu lý tưởng thay thế xăng cho động cơ đốt trong vì trị số octan cao, giá thành hợp lý, lại không ô nhiễm môi trường. LPG là một nguồn nhiên liệu tiện lợi, nhiều công dụng với ưu điểm vượt trội là rất thân thiện với môi trường nên nó ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và chọn dùng. Đây chính là yếu tố khiến thị trường của mặt hàng này ngày càng được mở rộng . Tuy nhiên đây là một sản phẩm khí dễ cháy nổ bởi vậy nó đòi hỏi rất cao về mức độ an toàn và chính xác trong cả kĩ thuật sản xuất lẫn khâu vận chuyển, lưu trữ và sử dụng. Vì vậy Công ty đã luôn chú trọng đầu tư cho mình những công nghệ mới nhất, các thiết bị kiểm soát an toàn nhất, có cấp độ tự động hoá cao nhất cho các kho, bể chứa, xưởng nạp bình như: hệ thống kiểm soát rò rỉ và đo nhiệt độ, báo cháy tự động, kiểm soát mức LPG trong bồn từ xa…Nhờ đó công ty có thể đem đến những sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất cho những khách hàng của mình đồng thời ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường.

Ngoài ra, để đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, công ty còn mở rộng đầu tư kinh doanh mặt hàng bếp gas, thiết bị phụ kiện, thực hiện liên doanh với 2 công ty

taxi gas (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) để phát triển thị trường ôtô sử dụng nhiên liệu gas, liên doanh với công ty cơ khí PMG để sản xuất vỏ bình gas…

*2 Tổ chức hoạt động kinh doanh

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ và có hệ thống. Cấp trên và cấp dưới có sự liên hệ mật thiết với nhau, theo đó Tổng công ty sẽ có những quyết định chung nhất, các công ty phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về tổ chức hoạt động kinh doanh Gas, bếp gas, phụ kiện … trên phạm vi toàn tổng công ty, ở cả thị trường trong và ngoài nước theo nguyên tắc không cạnh tranh nội bộ. Nguồn hàng không được nhập riêng lẻ mà được nhập tập trung ở công ty sau đó mới chuyển đến cho các công ty thành viên. Thế hiện ở sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ SỐ 1.20 : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

*3 Cơ chế giá : Do đây là một mặt hàng có rất nhiều sự biến động, giá cả phụ thuộc phần lớn vào thị trường nhiên liệu thế giới, vì thế cơ chế giá của công ty phải đựơc quy định rất chặt chẽ để vừa phù hợp với giá cả thị trường và vừa đảm bảo nguyên tắc không có cạnh tranh nội bộ. Toàn bộ giá cả, cả giá bán buôn, bán lẻ … giao cho các Tổng đại lý thành viên đều do Giám đốc quyết định. Mức giá đó phải là mức giá chung cho tất cả các đại lý, cửa hàng trực thuộc.

VĂN PHÒNG CÔNG TY Hệ thống cửa hàng

bán lẻ Hà Nội Hệ thống cửa hàng bản lẻ Hà Nội

Chi nhánh

Hải Phòng Chi nhánhĐà Nẵng Chi nhánhSài Gòn Chi nhánhCần Thơ

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của Công ty Cổphần Gas Petrolimex phần Gas Petrolimex

* Những thành tựu đã đạt được

- Hiện nay, lượng Gas nhập khẩu của Công ty cổ phần Gas Petrolimex chiếm gần 30% lượng gas nhập khẩu của Việt Nam. Với tỷ trọng này và là một trong những Công ty đầu tiên tham gia thị trường gas Việt Nam và đã có uy tín đáng kể tại thị trường khu vực, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ với hầu hết các nhà

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 41 - 128)