Hình thức Nhật ký chung

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 38 - 128)

D T, GVHB ,L N: oanh thu, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận

1.2.3.3. Hình thức Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản : Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kinh tế) của nghiệp vụ đó. Sau đó sẽ lấy số liệu ở đó để tổng hợp vào Sổ cái theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Sổ sách sử dụng

- Sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt - Sổ cái

Ưu điểm : Hình thức này đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện

cho kế toán máy

Hạn chế : Việc phản ánh chưa đa dạng dưới nhiều góc độ 1.2.3.4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ

Đặc trưng cơ bản :

Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng Nợ

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK)

Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý tài kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức sổ sử dụng : - Nhật ký chứng từ - Bảng kê

- Sổ cái

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Ưu điểm : Tránh được việc ghi chép trùng lặp, dễ phân công lao động kế toán. Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều.

Hạn chế : Kết cấu sổ phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ (Đối với trường hợp tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ) :

Chứng từ gốc

Bảng kê 5, 6 Bảng

kê 8 Bảngkê 9 Bảngkê 10 Sổ chi tiết TK131 Bảng kê 11 SCT tiêu thụ Bảng tổng hợp DT -GV

SƠ ĐỒ 1.15

1.3. Kinh nghiệm hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụhàng hóa ở một số nước trên thế giới hàng hóa ở một số nước trên thế giới

1.3.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụhàng hóa hàng hóa

Cùng với quá trình cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, hệ thống kế toán ở Việt nam đã được đổi mới và cải cách khá tích cực theo hướng phù hợp với cơ chế quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập hiện nay. Tuy vậy cũng phải nhận thấy so với các quốc gia trên thế giới thì hệ thống kế toán, kiểm toán ở nước ta còn khá non trẻ do đó nghiên cứu chuẩn mực quốc tế cũng là một việc làm rất cần thiết đối với hầu khắp các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.

* Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) Phạm vi áp dụng

IAS quy định việc hạch toán doanh thu có được từ : - Bán hàng

- Cung cấp dịch vụ

- Cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền bản quyền và cổ tức

Về hạch toán kế toán

- Doanh thu cần được tính theo giá trị hợp lý của khoản tiền nhận được

Đối chiếu, kiểm tra

Sổ cái Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

+ Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán được giảm để xác định giá trị hợp lý. Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không được tính giảm vào doanh thu

+ Khi dòng tiền chưa thu được ngay (như cấp tín dụng phi lãi suất), lúc đó sẽ hình thành một giao dịch cấp vốn. Lãi suất ngầm định phải được tính toán. Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa được ghi nhận riêng và công bố là lãi suất

+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa và dịch vụ khác có tính chất và giá trị tương tự thì không có khoản ghi nhận doanh thu nào cả

+ Khi hàng hóa, dịch vụ được cung cấp để đổi lấy những hàng hóa, dịch vụ không tương tự thì doanh thu được tính theo giá trị hợp lý của hàng hóa và dịch vụ nhận được

- Quy tắc nhận biết các giao dịch tạo doanh thu như sau :

+ Khi giá bán của một sản phẩm bao gồm một khoản dịch vụ kèm theo sau đó thì khoản này sẽ được tính vào kỳ thực hiện dịch vụ

+ Khi một doanh nghiệp bán hàng hóa và ký tiếp ngay một hợp đồng mua lại hàng hóa đó vào một ngày khác sau đó, ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch bị loại trừ và hai giao dịch được thực hiện như một.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi :

+ Những rủi ro và lợi ích quan trọng gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa đựơc chuyển sang cho người mua

+ Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không kiểm soát hàng bán ra

+ Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy

+ Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu đựơc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

+ Chi phí liên quan đến giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy

1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Chuẩn mực kế toán quốc tế được xem như một quy ước có tính chất lý thuyết chung cho toàn thế giới, tuy vậy áp dụng như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp ngoài nghiên cứu kỹ các chuẩn mực quốc tế còn cần

phải học tập những kinh nghiệm cụ thể của những quốc gia đã đi trước – những nước giàu kinh nghiệm như Mỹ , Pháp …

* Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở Pháp

- Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Pháp

+ Giá bán HH được xác định là giá bán thực tế (giá bán thực tế là giá bán trên hóa đơn trừ đicác khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho người mua)

+ Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm các khoản thuế GTGT thu hộ nhà nước. Kế toán chỉ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+ Nếu có chiết khấu chấp nhận cho người mua thì chiết khấu được hạch toán vào chi phí tài chính

+ Chứng từ sử dụng là hóa đơn báo đòi

Thương phiếu là công cụ được sử dụng rất phổ biến ở Pháp và một số nước trên thế giới. Nó là chứng chỉ có giá trị ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán một số tiền xác định trong một khoảng thời gian đã được quy định.

Các tài khoản kế toán của Pháp cũng được mã hóa bằng những chữ số. Tuy nhiên về cơ bản việc hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được thể hiện như dưới 2 sơ đồ dưới đây :

SV: Nguyễn Thị Tuyết Dương Lớp: Kế toán 46A

TK “Tiền mặt, TGNH, khách hàng”

(3) TK “Bán SP, HH”

TK “Thuế GTGT thu hộ nhà nước”

TK “CK đã chấp thuận ” (1)

(4) (5)

(7)

TK “Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận”

S

Ơ ĐỒ 1.1 6

(1) : Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT) (2) : Thuế GTGT thu hộ nhà nước

(3) : Bán hàng có chiết khấu (CK) ghi luôn trên hóa đơn (4) : Chiết khấu xảy ra sau khi bán hàng

(5) : Khách hàng trả lại hàng

(6) : Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua

(7) : Kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua sang TK “Bán SP, HH”

SƠ ĐỒ 1.17

* Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở Mỹ

Về hệ thống kế toán, Mỹ và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng

K/c chi phí khấu hao,dự phòng thuộc hoạt động bán hàng K/c chi phí khấu hao,dự phòng

thuộc hoạt động bán hàng

TK “Giá vốn hàng bán” TK “XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ” TK “Bán SP, HH”

TK “Chi phí khấu hao, dự phòng” TK “Hoàn nhập khấu hao, dự phòng”

TK “XĐKQ trước thuế” TK “XĐKQ trước thuế” K/c giá vốn hàng bán

K/c Lãi về tiêu thụ

K/c doanh thu về tiêu thụ

như giao lưu, hợp tác làm ăn giữa hai nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những điểm rất khác biệt giữa việc hạch toán kế toán ở hai nước. Cụ thể :

- Mỹ không áp dụng thuế GTGT, việc phản ánh trên sổ sách khá đơn giản.

- Kế toán Mỹ không sử dụng mã hiệu cho các tài khoản của mình mà sử dụng ngay tên theo nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

- Hình thức sổ mà kế toán Mỹ áp dụng chỉ có một hình thức duy nhất là hình thức Nhật ký chung

- Doanh thu tính gộp chỉ là doanh thu bằng tiền và doanh thu trả chậm trong vòng 1 năm. Doanh thu tính gộp bao gồm doanh thu, giảm giá hàng bán và doanh thu bị chiết khấu. Doanh thu bị chiết khấu là khoản tiền trả cho khách hàng khi họ thanh toán tiền nợ trả chậm sớm hơn so với kỳ hạn.

Việc xác định kết quả tiêu thụ ở Mỹ được thực hiện theo sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ 1.18

TK “Lãi lưu giữ”

TK “Doanh thu” TK “Chi phí” TK “TỔNG HỢP THU NHẬP”

Khóa sổ các TK chi phí

Khóa sổ các TK doanh thu

Chênh lệch Doanh thu > Chi phí

* Kinh nghiệm rút ra từ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của một số nước trên thế giới

Những điểm khác nhau trong kế toán tiêu thụ chủ yếu là do trình độ phát triển và đặc thù riêng của mỗi nước. Chuẩn mực kế toán ở Việt nam (VAS 14) nhìn chung về cơ bản đã thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 18),đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu quản lý tiêu thụ, tuy nhiên do còn đang trong quá trình hoàn thiện nên kế toán của nước ta vẫn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Chính thế, dựa vào hệ thống kế toán của các nước đã đi trước chúng ta có thể chắt lọc ra những mặt tích cực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để vận dụng.

Kế toán Mỹ chỉ sử dụng duy nhất một hình thức sổ là sổ Nhật ký chung, rất đơn giản, vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của số liệu, thông tin kế toán. Hình thức này lại rất thuận tiện khi áp dụng kế toán máy. Doanh nghiệp Việt nam có thể nghiên cứu và áp dụng theo?

Khi hệ thống ngân hàng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp của Việt nam cần sử dụng linh hoạt hơn nữa các công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thanh toán như bằng thẻ tín dụng, thương phiếu …

CHƯƠNG II

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2.1. Tổng quan về Công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gas

Petrolimex

Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Gas hoá lỏng tại Việt nam, được thành lập theo quyết định số 1653 -1998/QĐ/BTM ngày 25/12/1998 của Bộ Thương mại với tên gọi ban đầu là Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam.

Đến năm 1999 công ty chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước với đầy đủ tư cách pháp nhân và với số vốn điều lệ ban đầu khoảng hơn 150 tỷ đồng. Nhưng sau vài năm hoạt động, do không ngừng lớn mạnh mà công ty đã tạo ra cho mình một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh Gas hoá lỏng trên thị trường Việt nam. Ngoài trụ sở chính của công ty đặt tại số 775 đường Giải phóng, công ty còn có thêm 4 chi nhánh lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh, TP Hải phòng, TP Đà nẵng, TP Cần thơ, và cả một mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước với rất nhiều các Đại lý, Tổng đại lý khác.

Đến năm 2004 trên đà phát triển và cũng do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, yêu cầu hội nhập, mở cửa của các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới mà công ty đã quyết định tiến hành cổ phần hoá theo quyết định số 1669-2003/QĐ/BTM và đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Gas Petrolimex và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 14/01/2004. Theo đó bộ máy tổ chức cũng đựơc chuyển đổi sang một mô hình mới là mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển đổi này đánh dấu một bước đi quan trọng của công ty, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời là những thách thức mới của công ty trong quá trình phát triển và hội nhập với toàn thế giới.

Cho đến nay ngoài Văn phòng Công ty trực tiếp kinh doanh tại khu vực phía Bắc, Công ty còn có thêm 5 công ty con đặt tại các TP lớn là TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng, Cần Thơ và 1 công ty liên kết đặt tại TP Hồ Chí Minh. Số vốn điều lệ của công ty cho đến 9 tháng đầu năm 2007 là 250 tỷ đồng, số vốn công ty góp cho các công ty thành viên là 142,3 tỷ đồng. Tổng số lao động của công ty hiện nay khoảng 700 người, trong đó số lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiểm đến hơn 40%.

Riêng về chức năng và nhiệm vụ chính của công ty hiện nay : Do lĩnh vực

kinh doanh của công ty là Thương mại và Dịch vụ. Mục đích chính của công ty trong quá trình hoạt động là đáp ứng nhu cầu về Gas hoá lỏng và các dịch vụ kèm theo cho cả việc sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cũng để phục vụ tốt nhất cho những khách hàng của mình đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nên các chức năng của công ty khá đầy đủ và đa dạng.

- Xuất, nhập khẩu và kinh doanh Gas hoá lỏng

- Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư, thiết bị, phụ kiện

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lắp đặt, kiểm định vỏ bình Gas và các dịch vụ thương mại có liên quan đến kinh doanh Gas

- Kinh doanh địa ốc và bất động sản.

- Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của cấp trên là Tổng công ty xăng dầu Việt nam.

2.1.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolimex

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

Do địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nước với nhiều chi nhánh lớn, nhỏ nên để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình công ty đã chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo đó hệ thống chỉ huy trực tuyến Tổng giám đốc đến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và kho tại Hà Nội. Tại các chi nhánh việc phân cấp được tiến hành một cách triệt để, để hoàn toàn chủ động trong tất cả các chính sách như phát triển thị trường, tổ chức bán hàng,….

SƠ ĐỒ 1.19 : TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Ban Tổng giám đốc gồm : Tổng giám đốc Công ty và các Phó tổng giám đốc. Các đơn vị liên doanh:

- Công ty TNHH Cơ khí Gas Petrolimex

- Công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn

Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Đại

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 38 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w