Đánh giá từng chỉ tiêu phân tích riêng lẻ

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 48 - 56)

khoản phải thu và khả năng tác dụng của khoản vốn

2.3.4.2. Đánh giá từng chỉ tiêu phân tích riêng lẻ

Trước khi đi vào phân tích, người phân tích phải thực hiện các công việc sau:

(i) Tính các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính: bao gồm cơ cấu về tài sản, cơ cấu về nợ phải trả và vốn chủ, cơ cấu về các khoản mục trên báo cáo thu nhập so với

doanh thu.

(iii) Lập báo cáo nguồn và sử dụng nguồn của doanh nghiệp.

(iiii) Trên cơ sở đó hình thành nên các phiếu phân tích theo mẫu như sau:

1. Bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1.

...

2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch 1. ...

3. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Tăng giảm so

với năm N-2

Năm N Tăng giảm

so với năm

N-1 1

...

4. Bảng tính các hệ số tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Tăng giảm so

với năm N-2

Năm N Tăng giảm

so với năm

N-1 1

...

5. Bảng kê về nguồn vốn và sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Nguồn vốn ... 2. Sử dụng vốn ... 2.3.4.3. Đánh giá tổng hợp về tình hình TCDN

* Nguyên tắc xây dựng các đánh giá tổng hợp: Việc đánh giá tổng hợp tình hình tài chính của một doanh nghiệp dựa trên sự tác động qua lại giữa các chỉ tiêu phân tích với

nhau (mối liên kết các chỉ tiêu với nhau). Việc xây dựng các đánh giá tổng hợp phải dựa

trên các nguyên tắc sau:

- Việc xem xét riêng biệt và tự chủ các mặt khác nhau như đã đề cập trên đây là cần

thiết để có cái nhìn rõ ràng trên mọi khía cạnh sức khoẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi

doanh nghiệp là một cơ thể, tổng hoà các mối quan hệ kinh tế xã hội. Vì thế phải luôn ghi

nhớ:

+ Mọi sự thay đổi không nhất thiết luôn phải là tốt hoặc luôn phải là xấu mà luôn có 2 mặt, mặt tốt và mặt xấu, có những vấn đề cần phải được xem xét một cách nhanh chóng nhưng cũng có những vấn đề cần phải xem xét thận trọng. Nhà phân tích ngân hàng thường

có rất ít thời gian nên cần phải chọn lọc những nội dung phân tích, càng đi vào trung tâm

của vấn đề nhanh càng tốt.

+ Có rất nhiều các tác động qua lại và khá phức tạp, đồng thời, có những hiệu ứng

tích luỹ thuận lợi hặc bất lợi. Vì thế, việc phân tích sẽ không thể đầy đủ nếu sau phân tích,

nhà phân tích thiếu sự đánh giá tổng hợp. Hơn nữa, việc phân tích chỉ đem lại hiệu quả khi

công việc phân tích được tiến hành theo quan điểm động, tình hình hiện tại là kết quả của

một sự tiến triển trong quá khứ và có thể là điểm xuất phát cho tương lai.

- Việc phân tích tài chính khai thông cho một sự đánh cuộc với tương lai nhưng lại

dựa phần lớn vào khả năng của nhà lãnh đạo. Sự lựa chon này phần lớn mang tính chất chủ quan. Điểm xuất phát của phân tích tài chính là cho phép nhà phân tích ngân hàng đo lường những rủi ro mà họ phải đương đầu nếu chấp nhận lời đề nghị vay vốn. Tuy nhiên,

quyết định của ngân hàng đưa ra cần phải rất nhanh bởi sức ép cạnh tranh hay nhu cầu vay

cấp thiết của khách hàng, quyết định này cùng với các quyết định khác như lãi suất, bảo

lãnh,...

* Các trục lớn của nhận xét, đánh giá tổng hợp:

(1). Đánh giá toàn bộ doanh nghiệp: Trong nội dung này, người phân tích phải cố

gắng trả lời câu hỏi: Liệu doanh nghiệp có khả năng về các tham vọng mà nó đưa ra không?. Để trả lời câu hỏi này, nhà phân tích cần đánh giá những yếu tố chung, những kết

quả hoạt động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cụ thể như:

- Yếu tố chung: Những yếu tố cần phải làm nổi bật như: người lãnh đạo, cơ cấu

doanh nghiệp (vốn, công cụ sản xuất, phương tiện tài chính, phạm vị địa lý hoạt động), các

sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, thị trường và điều kiện môi trường kinh tế xã hội mà doanh nghiệp hoạt động. Qua đó, tiên liệu về khả năng của người lãnh đạo trong việc làm chủ vị trí của họ trên thị trường ở những năm sắp đến hay không.

- Đánh giá kết quả đạt được: Nhà phân tích cần tìm hiểu về kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong thời gian qua về các chỉ tiêu như sự biến động về thị trường (mở rộng

hay duy trì, hay thu hẹp) thông qua chỉ tiêu doanh số, khả năng vận hành tốt các dự kiến trước đây, khả năng thực thi các dự kiến ở tương lai. Ngoài ra, nhà phân tích cần phải xem xét các điều kiện hoạt động như khả năng làm chủ các chi phí sản xuất, chênh lệch giữa giá

bán và giá vốn, khả năng tạo ra lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế so với các đối thủ cạnh tranh hay khả năng điều chỉnh nhanh chóng mức độ hoạt động và sự thay đổi

của nhu cầu. Ngoài ra, nhà phân tích cần tìm hiểu về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến tương lai của doanh nghiệp bởi trước mắt, doanh

nghiệp có thể vay mượn nhưng sau đó phải tạo ra một khả năng sinh lợi lớn hơn để giảm

thiểu nhu cầu vay mượn của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

- Nghiên cứu khả năng thanh toán: Sự tăng trưởng nhu cầu vay vốn ngân hàng của

doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của chính sách sản xuất (mức độ tồn kho), chính sách

bán chịu (khối lượng và thời hạn của các khoản bán chịu), phản ứng của người chủ (lãnh

đạo) doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, người phân tích cần bám sát việc

kiểm tra những lý do mà nhu cầu vốn lưu động thay đổi một cách khác so với mức độ thay đổi của hoạt động.

Việc đánh giá vốn lưu động ròng sẽ giúp nhà phân tích thấy rõ những tác động của chính sách đầu tư, những phương tiện tài trợ đã sử dụng và sự quan tâm của nhà lãnh đạo

doanh nghiệp đối với sự gia tăng nhu cầu vốn lưu động của mình thông qua việc tìm kiếm

các nguồn vốn ổn định để bổ sung.

Việc đánh giá dòng ngân quỹ ròng cho phép nhà phân tích nắm được các quyết định

về chính sách của lãnh đạo doanh nghiệp như mức độ hoạt động, vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động, khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ khác ngoài nguồn vốn vay.

(2). Nghiên cứu về rủi ro của ngân hàng: Trong nội dung này, người phân tích phải

cố gắn trả lời câu hỏi: Liệu ngân hàng có gặp phải các rủi ro nếu như chấp nhận hợp tác

không? nếu ngân hàng chấp nhận hợp tác với doanh nghiệp. Công việc đánh giá các rủi ro này là khá khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực và tính nhạy bén, linh hoạt

của cán bộ tín dụng. Để xem xét, đánh giá rủi ro thanh toán, nhà phân tích cần đặt những

câu hỏi như sau:

- Rủi ro thanh toán có thể chấp nhận được nếu doanh nghiệp là khách hàng đã có quan hệ uy tín lâu dài hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ lớn để bảo đảm trong bất

kỳ hoàn cảnh nào có thể có sự giảm sút về giá.

- Rủi ro thanh toán là không thể chấp nhận được và ngân hàng không thể cho vay.

- Rủi ro thanh toán không thể chấp nhận được nhưng vì ngân hàng đã cho vay nên cần nghiên cứu các biện pháp có thể dùng đến và các biện pháp này có khả thi.

- Rủi ro thanh toán là không thể chấp nhận được và chủ ngân hàng đã cho vay nhưng

không có biện pháp bảo đảm hữu hiệu cho món vay. Lúc này, ngân hàng có 2 sự lựa chọn là gián đoạn tín dụng (thanh lý) hoặc tiếp tục theo đuổi với hy vọng doanh nghiệp có thể

phục hồi.

* Bảng nhận xét tổng hợp: Kết thúc quá trình phân tích TCDN, nhà phân tích phải

tiến hành xây dựng bảng nhận xét tổng hợp liên quan đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp. Bảng nhận xét này được thiết kế như sau:

(i) Đánh giá toàn bộ doanh nghiệp

- Đánh giá những yếu tố chung của doanh nghiệp

+ Những tồn tại, những nhân tố bấp bênh

- Đánh giá kết quả hoạt động đạt được của doanh nghiệp

+ Những thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

+ Những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

(ii) Đánh giá các rủi ro của chủ ngân hàng (iii) Đánh giá chung về doanh nghiệp

* Ra quyết định: Sau khi đã tiến hành phương pháp suy luận xung quanh các vấn đề đã nêu trên và thành lập được 1 sự tổng hợp những kết luận đặt biệt của mình. Nhà phân tích sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, cần phải có cái nhìn xa hơn thực tế trước

mắt, phải xem xét tới những quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. từ chối lời đề

nghị vay của khách hàng thì gần như chắc chắn làm cho ngân hàng mất khách hàng, mất tài khoản tiền gởi của chính khách hàng và cả tài khoản của các cổ đông, nhân viên của khách

hàng, đồng thời các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc các ngành có liên quan có thể sẽ không đến giao dịch với ngân hàng. Các ngân hàng không thể kinh doanh lâu dài nếu như

cho vay những khoản kém chất lượng với quy mô lớn, nhưng cũng sẽ không thành công nếu lờ đi những khoản cho vay với các khách hàng lớn. Một chính sách tín dụng tốt là phải

tìm cách hỗ trợ khách hàng trên cơ sở những quy tắc tạo ra sự bảo vệ an toàn đối với nguồn

vốn của ngân hàng và tạo ra một tỷ lệ thu nhập dài hạn có thể chấp nhận được cho cổ đông

pháp thì ngân hàng sẽ tiến hành giao dịch. Có 2 trường hợp mà nhà phân tích cần phải cân

nhắc và có quyết định dứt khoát như sau:

- Doanh nghiệp có một tương lai và đáng được ủng hộ mặt dù còn có những yếu

kém.

- Ngược lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ còn tính bằng ngày và các chủ nợ phải trả giá cho việc tài trợ của mình.

Trong những trường hợp như vậy mà ngân hàng chấp nhận quan hệ với doanh

nghiệp hoặc không còn khả năng rút lui xuất phát từ quyền lợi hay từ thực tế thì cần phải

có sự nghiên cứu hồ sơ ở giai đoạn 2 để có quyết định, bao gồm:

+ Những nhu cầu nào cần thoả mãn

+ Những hợp tác nào là cần thiết để bảo đảm thúc đẩy tốt công việc kinh doanh của

doanh nghiệp.

+ Có những cơ hội thuận lợi nào cho các dự án tài trợ

+ Cần bắt trả giá như thế nào đối với hợp tác được thoả thuận

+ Cần có những bảo lãnh nào để bảo đảm các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)