Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 39 - 45)

doanh nghiệp

2.3.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu

Thông tin từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập thường được bổ sung bởi

việc phân tích các hệ số tài chính. Bằng cách chọn lọc cẩn thận các khoản mục từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, ngân hàng có thể thấy rõ những vấn đề

soát chi phí, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng trang trải các chi phí tài chính, khả năng

thanh toán, khả năng sinh lợi,... Các hệ số tài chính chủ yếu thường được ngân hàng chú trọng phân tích bao gồm:

(a) Về khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp vay vốn

Chất lượng quản lý của doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua khả năng

kiểm soát chi phí và tăng cường thu nhập, đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu dùng để trả

nợ ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng thường đánh giá khả năng kiểm soát chi phí thông

qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Tiền công, tiền lương/Doanh thu thuần - Chi phí hành chính/Doanh thu thuần

- Chi phí quản lý/Doanh thu thuần

- Chi phí khấu hao/Doanh thu thuần

- Các khoản thuế/Doanh thu thuần

- Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần

Khi đánh giá các chỉ tiêu này, ngân hàng cần phải giải đáp những nghi vấn về chất lượng quản lý của doanh nghiệp và triển vọng thu nhập trong tương lai, đồng thời, ngân

hàng cũng cần phải nhận được những phân tích có tính thuyết phục từ phía khách hàng rằng tình hình chi phí và thu nhập trong tương lai của khách hàng sẽ có những tiến triển

tốt.

Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản của doanh

nghiệp như TSCĐ, TSLĐ hay toàn bộ tài sản nói chung của một doanh nghiệp. Việc xem

xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động sẽ rất cần thiết cho ngân hàng. Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu này, ngân hàng sẽ có cái nhìn rõ hơn về khả năng quản lý, khả năng

kiểm soát chi phí và tạo ra doanh thu như thế nào, mức độ hiệu suất của việc sử dụng các

loại tài sản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu và dòng tiền mặt cũng như quá trình chu chuyển thành tiền mặt của các loại tài sản hàng tồn kho, khoản phải thu được tiến hành hiệu quả ở mức độ nào. Các ngân hàng thường đánh giá khả năng hoạt động của doanh

nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân - Doanh thu thuần/Tổng tài sản

- Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của TSCĐ

- Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân - Doanh thu thuần/ vốn lưu động bình quân

(c) Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vay vốn:

Để tạo ra tiền mặt đủ thanh toán nợ vay, doanh nghiệp cần phải bán được nhiều hàng hoá, cung ứng nhiều dịch vụ. Ngân hàng thường xác định mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu như:

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần

GPM = (Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần

- Tỷ lệ lợi nhuận cận biên (NPM)

NPM = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

(d) Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vay vốn:

Lợi nhuận là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp. Các

chỉ tiêu cho thấy hiệu quả cuối cùng trong cách điều hành, quản lý của doanh nghiệp. Ngân hàng thường xem xét cả thu nhập trước thuế và thu nhập sau thuế so với các doanh nghiệp trong cùng ngành để thấy được đáp số sau cùng về hiệu năng quản trị doanh nghiệp trước

khi ra quyết định hợp tác hay rút lui. Các chỉ tiêu ngân hàng thường dùng là:

- Mức sinh lợi trên tài sản = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)/ Tổng tài sản bình quân - Mức sinh lợi trên vốn chủ = Lợi nhuận sau thuế )/ Vốn chủ SH bình quân

(e) Khả năng hoàn trả lãi của doanh nghiệp vay vốn:

Khả năng hoàn trả: các chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp

tạo ra để đảm bảo khả trả lãi vay ngân hàng như thế nào. Chỉ tiêu này thể hiện sự bảo vệ đối với các chủ nợ ngân hàng trên cơ sở các khoản thu của doanh nghiệp. Ngân hàng hy vọng người vay tiền có thể tạo ra các khoản thu nhập lớn hơn chi phí của khoản nợ. Các

chỉ tiêu quan trọng thường dùng đánh giá khả năng hoàn trả nợ là: Tỷ lệ hoàn trả lãi = Thu nhập trước lãi và thuế/Lãi phải trả

Các ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong trạng thái thanh khoản

của khách hàng, bởi các khoản nợ thường bắt nguồn từ sự chuyển đổi thành tiền của các tài sản lưu động. Khả năng thanh khoản của khách hàng giảm sẽ làm tăng khả năng ngân hàng phải giải quyết các tài sản khác của khách hàng để thu hồi nợ. Quá trình này thường mất

nhiều thời gian và tốn kém chi phí nhưng kết quả không chắc chắn. Vì vậy, ngân hàng rất

quan tâm đến các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi quyết định

tài trợ. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh

nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu sau:

Khả năng thanh toán của người đi vay phản ánh khả năng của họ trong việc tạo ra

tiền mặt một cách kịp thời khi cần với chi phí hợp lý. Ngân hàng đánh giá khả năng trả tiền vay đúng hạn qua các chỉ tiêu:

- Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của

doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ có thể được trang

trải bằng tài sản lưu động, là loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian tương ứng với thời hạn trả nợ. Hay nói cách khác, để trang trải nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu tài sản lưu động. Công thức tính tỷ lệ thanh toán hiện hành:

Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/Các khoản nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh: Trên thực tế, có những doanh nghiệp có quy mô hàng tồn kho nhỏ, dễ dàng thu lại số tiền bán hàng của mình thường hoạt động an toàn hơn các

bán chịu sản phẩm nhiều. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của

doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ tiêu bổ sung là khả năng thanh toán nhanh. Công thức

tính:

Tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động-Hàng tồn kho)/Các khoản nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên ( dài hạn ) – TS dài hạn

(g) Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp vay vốn:

Bất kỳ ngân hàng nào khi cho vay cũng đều quan tâm đến quy mô nợ hiện có của

các doanh nghiệp bên cạnh các khoản vay mà họ yêu cầu. Phân tích hệ số nợ sẽ giúp ngân hàng đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp, qua đó để có cơ sở tin tưởng có sự đảm

bảo bảo cho món nợ vay như thế nào. Nếu chủ doanh nghiệp chỉ góp một tỷ lệ nhỏ thì rủi

ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu, trong đó có ngân hàng. Đòn bẩy tài

chính đề cập đến việc sử dụng nợ với hy vọng người vay tiền có thể tạo ra các khoản thu

nhập lớn hơn chi phí của khoản nợ. Các chỉ tiêu quan trọng thường dùng đánh giá trạng

thái tín dụng và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Tỷ suất nợ = Các khoản nợ phải trả/Tổng tài sản

Tỷ suất nợ dài hạn = Các khoản nợ dài hạn/Tổng nợ dài hạn và vốn chủ SH

Tỷ số nợ trên doanh thu = Các khoản nợ phải trả/Tổng doanh thu

Các khoản phải trả bất thường này thường không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán

của khách hàng nhưng ngân hàng cần phải biết như các khoản bảo hành và bảo đảm sản

phẩm của doanh nghiệp, các vụ kiện chưa giải quyết, các khoản nợ lương hưu sẽ phải trả trong tương lai của doanh nghiệp, thuế chưa nộp, những quy định hạn chế. Các khoản phải

trả bất thường này có thể chuyển thành các quyền đòi hỏi thực sự về tài chính đối với

doanh nghiệp, nó làm giảm các quỹ hiện có dành trả nợ cho ngân hàng. Cách tốt nhất là ngân hàng nên hỏi khách hàng về những quyền đòi hỏi tiềm năng gây bất lợi cho doanh

nghiệp để sau đó theo dõi, điều tra, kiểm tra những ghi chép của toà án, những thông báo trên các phương tiên thông tin.

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 39 - 45)