Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi ệp

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 29 - 33)

nghiên cứu sau đây.

2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi ệp

NGHIỆP

2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp

Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, các ngân hàng luôn cố gắn hạn chế

sai lầm ở mức thấp nhất, nhiều khoản cho vay đối với các doanh nghiệp lớn đến mức mà bản thân ngân hàng có thể bị điêu đứng nếu khoản nợ không được hoàn trả. Hơn nữa, do

cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm khách hàng lớn nên chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các khoản cho vay này ngày càng nhỏ. Vì vậy, ngân hàng cần phải quan tâm đặc

biệt đối với các khoản vay của doanh nghiệp, nhất là các khoản vay có giá trị lớn, gắn với

rủi ro lớn. Với mức lợi nhuận thấp nên chỉ cần không thu được một số ít khoản cho vay đối

với doanh nghiệp cũng có thể làm tiêu tan toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng.

Để đảm bảo thu hồi vốn đối với cho vay doanh nghiệp, ngân hàng cần phải xác định được các nguồn quỹ mà người vay có thể sử dụng để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Những

nguồn phổ biến có thể có đó là:

- Lợi nhuận hay luồng tiền mặt của doanh nghiệp.

- Một bảng cân đối kế toán lành mạnh với một số lượng lớn tài sản có tính thanh

khoản cao kết hợp với sự vững mạnh của vốn chủ sở hữu.

- Các hình thức bảo lãnh.

Trong đó, mỗi một nguồn thanh toán tiềm tàng cho khoản vay đều được xem xét dựa trên cơ sở phân tích tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích bảng cân đối kế

toán, báo cáo thu nhập.

Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX. Từ đầu

thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được chú trọng và phát triển bởi sự phát

triển ngày càng mạnh mẽ của các hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh, khả năng sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi và nhu cầu quản lý doanh

nghiệp có hiệu quả ngày càng gia tăng.

Phân tích TCDN là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các

công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá

tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp đó.

Phân tích TCDN không có tính chất trung lập bởi đây là việc làm của một con người

với những động cơ riêng. Đối với ngân hàng, mục tiêu phân tích TCDN nhằm giúp ngân

hàng giảm thiểu được rủi ro khi chấp nhận lời đề nghị vay vốn của khách hàng. Ba rủi ro

(i) Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro mà ngân hàng cho vay phải đương đầu khi doanh

nghiệp vay vốn vỡ nợ. Việc thanh lý tài sản chỉ tạo ra khoảng tiền rất nhỏ, không đủ trang

trải cho tất cả các chủ nợ. Vấn đề phức tạp ở chỗ, tất cả các chủ nợ không phải có một hạng ưu tiên trả nợ như nhau khi doanh nghiệp phá sản, thậm chí trong trường hợp doanh nghiệp

có những hợp đồng bảo hiểm đối với các tài sản làm cho nó không bị giảm giá trị thì người có ưu tiên hơn phải được đền bù trước. Ngoài ra, tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp không được ghi vào tài liệu tổng hợp như chi phí giám định, thanh lý,... và các khoản phải

trả phụ thêm như chi phí bồi thường do huỷ hợp đồng, chi phí cho thôi việc,..., những

khoản này thường được ưu tiên chi trả trước. Vì vậy, khi phân tích tài chính, ngân hàng cần

phải chú trọng vào việc phân tích các nội dung này.

(ii) Rủi ro do đóng băng các khoản cho vay: Đó là rủi ro mà ngân hàng cho vay phải đối mặt khi doanh nghiệp vay vốn không có khả năng thanh toán nợ vay theo đúng hạn đã

định và yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do khách hàng sử dụng vốn đầu tư quá mức vào TSCĐ hoặc chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động không xảy ra theo đúng dự kiến, hàng tồn kho, khoản phải thu bất thường tăng lên quá mức. Do vậy, ngân hàng cần phải chú trọng vào việc phân tích và dự đoán dòng ngân quỹ tạo ra.

(iii) Rủi ro về khả năng sinh lợi: Đó là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi doanh nghiệp vay vốn không thanh toán được tiền lãi đầy đủ và đúng hạn. Ngân hàng cần phải

không thông qua việc phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ngân hàng cần nghiên cứu xem khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có thể chịu đựng được các khoản nợ này không, doanh nghiệp cần có một sự chênh lệch thích hợp cho sự gia tăng chi phí tài chính. Và nên nhớ rằng, chi phí tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng mạnh khi ngân hàng áp dụng

các hình phạt đối với họ.

Trong quá trình cấp và quản lý tín dụng của mình, các nhân viên ngân hàng cần phải

luôn nghĩ đến ba loại rủi ro đã đề cập trên đây. Vì vậy, khi tiến hành phân tích TCDN, mục

tiêu phân tích của ngân hàng là đi vào phân tích từng chỉ tiêu riêng xoay quanh ba loại rủi ro đã đề cập ở trên và phát hiện ra những cái gì đang rình mò ngân hàng nếu ngân hàng chấp nhận lời đề nghị cấp tín dụng của khách hàng để có quyết định chấp nhận, rút lui hay

dừng lại trong chừng mực có thể được.

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân

tích TCDN, ngân hàng có thể giải quyết được 3 vấn đề:

- Nguồn tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất bị thất bại, liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không?.

- Thẩm định lại những cam kết của doanh nghiệp về nguồn vốn tự tài trợ cho kế

hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất.

Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ và các báo cáo tài chính khác, NHTM có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của

khách hàng về tài sản. Ngoài ra, bằng cách so sánh số liệu kỳ báo cáo và số liệu dự tính kỳ

kế hoạch, ngân hàng có thể phát hiện ra những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Việc

phân tích báo cáo tài chính không chỉ giúp ngân hàng thấy được các rủi ro thuần túy mà giúp nhận ra được các rủi ro suy tính.

2.3.2. Phân tích độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh

nghip

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 2 phân tích tín dụng và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - cđ tcnh qui nhơn (Trang 29 - 33)