Tình hình ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

I. THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA CÁC DNVN VÀ CHÍNH SÁCH ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2. Tình hình ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1. Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN theo năm

Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô VĐT bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.

Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng VĐT đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô VĐT bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.

Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có 116 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy chỉ bằng 88% về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng VĐT đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô VĐT bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005.

Như vậy, trong vòng gần 20 năm các dự án ĐTTT ra nước ngoài của các DNVN đã có sự gia tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Cụ thể:

Bảng2: Đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 1989 – 2007

Đơn vị: triệu USD

STT Giai đoạn Số dự án Tổng vốn đăng ký

Quy mô VĐT bình quân (triệu USD/dự án)

1 1989 - 1998 18 13,6 0,76

2 1999 - 2005 131 731,4 5,58

3 2006 - 2007 116 1260 10,8

TỔNG 265 2006 7,5

Trong năm 2002, Việt Nam đã có 15 dự án ĐTTT ra nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 150,9 triệu USD, tăng gấp 4 lần tổng số vốn các năm trước cộng lại, quy mô đầu tư lớn đạt 12,6 triệu USD/dự án. Trong đó, đáng chú ý là dự án khai thác dầu khí ở Iraq và Angiêri với tổng số VĐT trên 120 triệu USD. Đây là dự án ĐTTT ra nước ngoài với quy mô vốn lớn nhất từ khi có dự án đầu tiên tính đến thời điểm hiện tại của các DNVN. Nổi bật trong thời gian đó là công ty Petro Việt Nam, việc ĐTTT ra nước ngoài của Petro là hướng đi tất yếu của ngành dầu khí, mà mục tiêu trước tiên là nhằm giải quyết an ninh năng lượng cho quốc gia. Petro Việt Nam đã tiến hành đàm phán với một số nước Trung Đông, Lybya, Sudan, Angiêri về tin kiếm và thăm dò dầu khí; ngoài ra công ty còn xem xét triển khai một số dự án đầu tư vào Nga và các nước vùng Caspian. Cuối tháng 12/2002, Công ty gạch Thạch Bàn – Hà Nội với tổng VĐT là 15triệu USD trong thời hạn 49 năm thành lập công ty 100% VĐT Việt Nam tại liên bang Nga chuyên sản xuất gạch ốp lát Granit với công suất giai đoạn đầu là 2 triệu m2 sản phẩm / năm. Cũng trong năm 2002, tại thành phố Hồ Chí Minh Ngân có 5 DN đã tiến hành ĐTRNN thâm nhập vào thị trường các nước Singapore, Mỹ, Đức các lĩnh vực Tin học - Điện tử - Tư vấn xây dựng và du lịch…

Năm 2003, ĐTTT ra nước ngoài của các DNVN tăng mạnh về số dự án. Có 25 dự án đăng ký đầu tư song tổng VĐT chỉ đạt 27,3 triệu USD. Trong đó, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đầu tư 2 dự án với tổng VĐT gần 9,4 triệu USD để nghiên cứu địa chất và địa lý nhằm mục đích thăm dò dầu khí tại Indonesia; và 3 dự án đầu tư thăm dò dầu khí tại Malaysia và Indonesia chiếm 61% tổng vốn đăng ký.

Năm 2004, ĐTTT ra nước ngoài của các DNVN có xu hướng giảm sút: chỉ có 17 dự án được cấp phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 11 triệu, bằng 68% về số dự án và bằng 40,6% về vốn đăng ký so với năm 2003.

Năm 2005, ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam lại tăng lên mạnh mẽ về số dự án. Có 37 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đạt trên 368 triệu USD. Song một điều đáng buồn trong năm 2005

là tỷ lệ VĐT thực hiện quá thấp chỉ có 0.05% tương đương với chỉ có 0.2 triệu USD VĐT được thực hiện

Bảng 3: Đầu tư ra nước ngoài của các Doanh nghiệp Việt Nam tính đến hết năm 2007

Đơn vị: USD

STT Nămcấp Số dự án Tổng VĐT Vốn pháp định Đầu tư thựchiện Tỷ lệ VĐTthực hiện

1 1989 1 563.380 563.380 2 1990 1 --- --- --- --- 3 1991 3 4.000.000 4.000.000 2.000.000 50,00% 4 1992 3 5.282.051 5.282.051 1.300.000 24,61% 5 1993 5 659.831 659.831 --- --- 6 1994 3 1.306.811 706.811 --- --- 7 1998 2 1.850.000 1.850.000 1.500.000 81,08% 8 1999 10 12.337.793 6.773.182 --- --- 9 2000 15 6.865.370 6.682.370 1.210.160 17,63% 10 2001 13 7.696.452 7.696.452 2.522.000 32,77% 11 2002 15 172.826.576 155.528.200 2.213.558 1,28% 12 2003 25 27.309.485 26.214.012 1.956.412 7,16% 13 2004 17 11.596.114 9.919.861 2.376.186 20,49% 14 2005 37 368.452.598 153.975.284 200 0,05% 15 2006 52 347.300.000 --- --- --- 16 2007 64 391.200.000 --- 39.120.000 10% Tổng số 265 1.359.246.461 379.851.430 54.198.516

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Năm 2006, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN được hoàn thiệu hơn bằng Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006 đã quy định về việc ĐTTT ra nước ngoài của DN tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTTT ra nước ngoài thay thế Nghị định 22/1999/NĐ-CP. Với khuôn khổ pháp lý mới thì các thủ tục ĐTRNN được đơn giản hóa hơn, cộng với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng “đẻ” thêm nhiều DN có khả hăng tài chính để “quay vốn” bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất năm 2006 là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNVN ĐTRNN và khởi sắc với 51 dự án đầu tư có tổng số VĐT đăng ký lên đến 347,3 triệu USD. Trong đó đáng chú ý là dự án hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeria của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tăng thêm 208 triệu USD. Năm 2006, tính chung cả cấp mới và nâng vốn các DNVN đã ĐTRNN số vốn 347 triệu USD. Mức này chỉ xấp xỉ bằng năm 2005 nhưng được ghi

nhận là rất tích cực vì trong năm 2005, vốn tăng đột biến là do có dự án thuỷ điện Xekaman 3 tại Lào (công suất 250MW) tổng vốn 273 triệu USD được cấp phép.

Năm 2006, không có các dự án lớn nhưng số dự án lại tăng lên đáng kể. Trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài, có 33 dự án được cấp mới với số vốn 136,5 triệu USD. Có 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng đầu tư là 211,2 triệu USD. Với kết quả này, tính đến năm 2006 Việt Nam đã có 183 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn hơn 968 triệu USD. Các dự án của Việt Nam chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp mà chủ yếu là khai thác dầu khí và phát triển nguồn điện (chiếm 40,09% số dự án nhưng lại nắm giữ 74,5% số VĐT). Tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp 19,6% số dự án và 13,3% số VĐT. Số vốn còn lại tập trung các lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

Tính đến hết năm 2007, gần 20 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 265 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng VĐT 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô VĐT bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô VĐT đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các DNVN; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN.

Trong năm 2008, các dự án ĐTRNN của DNVN dự kiến đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007 (đạt 391,2 triệu USD). Các DNVN “Đi tắt, đón đầu” trong năm thứ hai hội nhập WTO. Nhìn chung các DN Việt Nam đã biết thích nghi với hội nhập, không những biết thu hút VĐT nước ngoài vào Việt Nam mà còn tham khảo thị trường nước ngoài, ĐTRNN với những dự án lớn. Điểm đặc biệt là các dự án đầu tư ra nước ngoài đã được nâng cả lượng và chất. Theo đánh giá chung, nhiều dự án của DN Việt Nam ĐTRNN đã bắt đầu xin mở rộng quy mô sau khi thu được những kết quả khả quan, các nút thắt về thủ tục đối với DN ngày càng thông thoáng. Với đà này, tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới.

2.2. Vốn đầu tư và cơ cấu ĐTRNN phân theo ngành

ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp- xây dựng; nông,lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Tính tới ngày 22/10/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực; tỷ trọng đầu tư của các DNVN vào công nghiệp là lớn nhất (99 dự án, tổng VĐT là 890,7 triệu USD) chiếm 41,1% về số dự án và 65,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (91 dự án, tổng VĐT là gần 180 triệu USD) chiếm 37,76% về số dự án và 12,3% về tổng VĐT. Còn lại là đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp.

Bảng 4: §Çu tư ra nưíc ngoµi ph©n theo ngµnh

(Tính tới ngày 22/10/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) §¬n vÞ: USD STT Chuyªn ngµnh Sè dù ¸n TV§T TV§T thùc hiÖn I C«ng nghiÖp 99 890,667,713 95,043,699 CN dÇu khÝ 7 486,460,000 74,788,252 CN nÆng 41 315,210,217 10,111,306 CN nhÑ 17 14,343,940 5,543,829 CN thùc phÈm 16 26,491,080 500,000 X©y dung 18 48,162,476 4,100,312 II N«ng nghiÖp 51 284,163,218 5,783,080 N«ng-L©m nghiÖp 45 273,713,218 3,783,080 Thñy s¶n 6 10,450,000 2,000,000 III DÞch vô 91 179,953,380 28,578,736 DÞch vô 54 91,751,082 23,441,841 GTVT-Bu ®iÖn 20 49,547,266 3,708,143 Kh¸ch s¹n-Du lÞch 6 13,227,793 510,000 V¨n ho¸ - Y tÕ - Gi¸o dôc 6 13,037,239 918,752 XD V¨n phßng-C¨n hé 5 12,390,000 - Tæng sè 241 1,354,784,311 129,405,515

Nguån: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Tính đến hết năm 2007, các DN Việt Nam ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (113 dự án, tổng VĐT là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số dự án và 75% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án quy mô VĐT trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng VĐT 441,6 triệu USD và) Thủy điện Xekaman 3, tổng VĐT 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD). 3 dự án ĐTRNN của Công ty Trách nhiệm hữu hạn T&T đầu tư sản xuất xe máy, hàng may mặc, điện tử và điện lạnh... tại Luanda – Cộng hòa Angola. Dự án thứ nhất, T&T sẽ ĐTRNN để thành lập công ty có tên là: T&T Motor Angola Company Limited (T&T Mac) nhằm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe hai bánh gắn máy. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 972.960 USD. Dự án thứ 2, T&T sẽ ĐTRNN để thành lập T&T Garment Angola Company Limited (T&T Gac) để sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 575.98 USD. Dự án thứ 3 là, ĐTRNN để thành lập T&T Home Appliance Angola Company Limited (T&T Haac). Sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w