III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC KHUYẾN KHÍCH THÚC ĐẨY CÁC DOANG NGHIỆP ĐTTT RA NƯỚC NGOÀ
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua sự nghiên cứu kinh nghiệm ĐTRNN của 3 quốc gia trên, Việt Nam có thể tiếp thu được một số bài học cho mình:
Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích sự hình thành của các tập đoàn kinh tế, chú trọng xây dựng phát triển cở sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, DN, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn giành sự ưu ái đặc biệt về vốn, giúp họ giữ vững vị trí cạnh tranh ở trong nước và trên trường quốc tế.
Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu - triển khai (R&D), thực hiện ưu đãi thuế đối với các khoản chi cho hoạt động R&D, ra đời các viện nghiên cứu khoa học-công nghệ.
Chú trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thực hiện nhiếu biện pháp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN, công ty trong nước mở rộng ĐTRNN như:
- Thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước để tìm kiếm cơ hội đầu tư. - Bãi bỏ các luật lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài.
- Thực hiện ưu đãi về thuế đối với các DN ĐTRNN, trong đó có thể có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thực hiện ưu đãi tài chính (như hỗ trợ tư vấn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các DN phát hành trái phiếu, cổ phiếu…) để tạo khả năng tài chính lớn cho các DN ĐTRNN.
Song bản thân các DN Việt Nam cũng cần không ngừng tích luỹ các điều kiện cần thiết khi DN của mình chuẩn bị ĐTRNN. Đồng thời, đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và DN để thúc đẩy các DN phát huy lợi thế so sánh của mình trong đầu tư và tìm cách khai thác các nguồn lực mới.
Chương II:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAMVÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH - THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH - THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI