Chính sách ĐTRNN của Việt Nam kể từ năm 1989 đến nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)

I. THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA CÁC DNVN VÀ CHÍNH SÁCH ĐTTT RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1.Chính sách ĐTRNN của Việt Nam kể từ năm 1989 đến nay

Hội nhập sâu rộng với thế giới, Việt Nam không chỉ đạt kết quả cao trong việc hút vốn đầu tư từ nước ngoài mà các doanh nghiệp (DN) cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Năm 1989, năm đầu tiên Việt Nam có dự án ĐTRNN với số vốn 563.380 USD nhưng không được thực hiện. Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, Việt Nam chỉ có một vài dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều nhất là năm 1993 có 5 dự án.

Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 về ĐTRNN cho các DNVN nhằm tạo hành lang pháp lý và thực sự đã mở ra một thời kỳ mới cho hoạt động ĐTTT ra nước ngoài của các DNVN. Liên tiếp trong những năm tiếp theo đã được ban hành các Thông tư gồm:

Thông tư số 01/2001/T-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với ĐTTT ra nước ngoài của DNVN;

Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 02/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi khuyến khích ĐTRNN trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Quyết định này áp dụng đối với các DNVN DTRNN dưới hình thức 100% vốn hoặc góp vốn theo tỷ lệ tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm: tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả hoạt động dầu khí nhập khẩu để gia công thành sản phẩm theo hợp đồng gia công ký với đại diện có thẩm quyền của dự án dầu khí đầu tư tại nước ngoài, được miễn thuế nhập khẩu, và không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu tương ứng với số lượng sản phẩm thực tế xuất khẩu; khi xuất khẩu sản phẩm cũng được miễm thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam, DN hoạt động trong lĩnh vực dầu khí được sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư ở nước ngoài phù hợp với nội dung, mục tiêu của dự án dầu khí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước và báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thông tư số 05/2001/TT-BKH, Thông tư số 97/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với DNVN ĐTRNN, kể từ ngày 08/11/2002, các loại máy móc thiết bị bộ phận rời, vật tư, nguyên nhiên liệu, xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài, được miễn thuế xuất khẩu và chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 0%; không đánh thuế thu nhập hai lần;

Quyết định số 158 QĐ-CTN; Công ước thành lập tổ chức Đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA)... Có thể nói việc ra đời của các văn bản trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực ĐTTT ra nước ngoài đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản nhằm kiểm soát và hướng dẫn cho một hoạt động đầu tư còn mới mẻ của các DNVN, đồng thời tạo môi trường ổn định và thông thoáng khuyến khích các DN ĐTRNN.

Ngoài ra các DNVN ĐTRNN còn được vay bằng ngoại tệ của Ngân hàng để thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài. Năm 2005 Theo chính sách mới, DNVN được phép sử dụng ngoại tệ từ một số nguồn để chuyển ra nước ngoài góp VĐT, thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cụ thể là nguồn từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của DN mở tại Ngân hàng được phép; mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép; vay ngoại tệ tại ngân hàng được phép phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay bằng ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc sửa đổi, bổ sung những quy định trên là nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại tệ của các DNVN được phép ĐTRNN. Mặt khác, các DN và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động ĐTRNN sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật...

Không chỉ có vậy, Cục đầu tư ra nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức các cuộc hội thảo tiếp xúc với các DN đã và đang thực hiện ĐTTT ra nước ngoài, lắng nghe ý kiến đóng góp của họ nhằm nắm bắt được thực tế và có đối sách phù hợp. Chính vì vậy, trong năm 2006 cơ sở pháp lý của hoạt động ĐTRNN được hoàn thiện hơn – bằng Luật Đầu tư có hiệu lực từ 01/7/2006 đã quy định về việc ĐTTT ra nước ngoài của DN tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ còn ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTTT ra nước ngoài thay thế Nghị định 22/1999/NĐ-CP.

Theo hướng dẫn của Nghị định, Chính phủ tiếp tục phân cấp quản lý đầu tư mạnh mẽ cho các địa phương. Thủ tướng Chính phủ chỉ giữ quyền chấp thuận đầu tư đối với dự án của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên và các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước từ 300 tỷ đồng trở lên. Đối với các dự án thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn Nhà nước từ 150 tỷ

đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng trở lên, Thủ tướng Chính phủ vẫn giữ quyền quyết định. Nghị định cũng quy định, quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án không được nước tiếp nhận chấp thuận; hoặc quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày dự án được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với các dự án ĐTTT ra nước ngoài, các nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn Nhà nước để ĐTTT ra nước ngoài và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các Bộ ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá tình hình chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; tình hình thương mại; tình hình đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc... liên quan đến các dự án ĐTTT ra nước ngoài. Hướng dẫn chi tiết tại Nghị định ghi rõ, trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với phần lợi nhuận chuyển về nước được áp dụng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư. Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tư đối với Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và nếu nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nộp ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc miễn thuế xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ngày 21/12/2006, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư số

10/2006/TT - NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài. Theo nội dung của Thông tư số 10 của NHNN, TCTD được cho khách hàng vay để ĐTTT ra nước ngoài là các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối. Về điều kiện vay vốn, TCTD xem xét và quyết định cho vay đối với khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện như: dự án đầu tư không thuộc danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế ĐTTT ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định; có vốn chủ sở hữu (bao gồm: vốn của chủ sở hữu, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối) tham gia vào tổng mức VĐT của dự án ĐTTT ra nước ngoài theo quy định của TCTD.

Cũng theo Thông tư số 10 thì TCTD được phép cho khách hàng vay để ĐTTT ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ trên cơ sở các nhu cầu vốn như: Góp vốn bằng tiền thực hiện dự án ĐTTT ra nước ngoài; để mua các tài sản ở Việt Nam và ở nước ngoài phục vụ cho dự án ĐTTT ra nước ngoài. Các TCTD không được cho vay các nhu cầu vốn của khách hàng để chi phí, mua các tài sản mà pháp luật Việt Nam cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài; tài sản mà pháp luật nước tiếp nhận đầu tư cấm hoặc hạn chế giao dịch.

Các TCTD cũng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để ĐTTT ra nước ngoài trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bên thứ ba ở nước ngoài, tài sản của pháp nhân được hình thành từ dự án ĐTTT ra nước ngoài thì các bên thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư (nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam); TCTD nhận bảo đảm bằng tài sản ở nước ngoài phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vay, xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, khi khách hàng vay không trả được nợ.

Như vậy, việc thực hiện các chính sách khuyến khích DN trong nước ĐTRNN không chỉ thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín thương hiệu của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)