Chính sách và kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 25 - 26)

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC KHUYẾN KHÍCH THÚC ĐẨY CÁC DOANG NGHIỆP ĐTTT RA NƯỚC NGOÀ

3.Chính sách và kinh nghiệm của Trung Quốc

Cũng trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và thực dân như Việt Nam. Song nhờ với tư tưởng tiến bộ và chủ trương đẩy nhanh nhịp độ mở cửa để thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế. Trung Quốc xác định đây là một quốc sách lâu dài nên chủ trương “ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”. Vì vậy, trong những năm gần đây bên cạnh việc tích cực thu hút và sử dụng VĐT trực tiếp nước ngoài có hiệu quả, Trung Quốc đã ban hành các biện pháp khuyến khích các công ty, DN trong nước ĐTRNN vào những nới có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chính phủ Trung Quốc cho phép các DN đã đầu tư tách cả số lợi nhuận thu được từ các nhà máy lắp ráp ở nước ngoài trong vòng 5 năm đầu; các chính sách ưu tiên về vốn như cấp vốn vay xuất khẩu từ quỹ phát triển xuất khẩu chính thức cho các công ty ĐTRNN. Trung Quốc đã đàm phán và ký kết hơn 100 hiệp định thương mại và đầu tư song phương hoặc đa phương. Nền kinh tế trong nước Trung Quốc đang “quá nóng” và để giảm sức ép cho đồng nội tệ và ưu thế cạnh tranh của thị trường với giá nhân công rẻ. Trung Quốc coi mở rộng ĐTTT ra nước ngoài là giải pháp tối ưu để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tính đến năm 2004, ngân hàng Export – Import of China đã cho vay tổng cộng gần 300 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ USD) gồm các khoản cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các DN có dự án ĐTRNN. Tổng cục Ngoại hối quốc gia hiện vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc nới lỏng thủ tục ĐTRNN cho các DN. Từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược đưa các DN ĐTRNN nhằm mục tiêu tận dụng “hai thị trường, hai nguồn nguyên liệu” ở trong và ngoài nước, đảm bảo cho nền kinh tế trong nước phát triển bền vững.

Chính phủ Trung Quốc còn có những hậu thuẫn, ưu ái cho các DN ĐTRNN, các ngân hàng, các đơn vị nhà nước và chính phủ: Các DN nhà nước hàng đầu Trung Quốc đang áp dụng phương pháp liên doanh hoặc mua lại những đối tác nước ngoài sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Tháng 2/2004, tập đoàn gang thép Bảo Cương Thượng Hải (Baosteel) trở thành nhà đầu tư ở nước ngoài lớn nhất khi tham gia một dự án liên doanh gang thép 1,4 tỷ USD của Brazil. Trước đó, tháng 12/2003, tập đoàn hoá chất Lam Tinh Thượng Hải (Blue Star) đã ký hợp đồng mua cổ phần 1 tỷ USD của nhà máy ô tô Sangyong của Hàn Quốc. Hai hợp đồng lớn này đã vượt mức ĐTRNN bình quân hằng năm 2,3 tỷ USD của Trung Quốc trong thập kỷ 90.

Một hình thức đầu tư nữa của Trung Quốc là mua thương hiệu của nước ngoài. Nhà máy điện tử TCL (tivi, đầu máy video…) lớn nhất ở Huệ Châu (Quảng Đông) đã mua công ty Schneider Electroics của Đức trong năm 2002 với giá 8 triệu USD. 11/2003 TLC đã sát nhập với hãng

Thomson của Pháp từ tháng 11/2003 với khoản vốn góp chung 560 triệu USD để trở thành tập đoàn sản xuất máy thu hình màu lớn nhất thế giới với doanh thu ước đạt 3,78 tỷ USD/năm.(TCL có các nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam, Đức, còn Thomson có các cơ sỏ sản xuất ở Thái Lan, Ba Lan, Mexico). Gần đây hơn, TCL đã mua 55% vốn cổ phần của bộ phận kinh doanh của điện thoại di động của hãng Alcatel với giá 55 triệu USD. Công ty Shanghai Automotive mua cổ phần chi phối hãng Ssanyong Motor của Hàn Quốc với giá 500 triệu USD. Công ty Chalkis, hãng chế biến cà chua lớn thứ hai Trung Quốc, đã mua 55% vốn cổ phần của công ty Conserves de Provence (Pháp) với giá 7 triệu euro. Tập đoàn Huayi của Thượng Hải đã mua công ty Moltech Power Systém của Mỹ với giá 20 triệu USD, công ty China Netcom Corp mua Asia Netcom với giá 80 triệu USD. Tập đoàn dầu mỏ Hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đầu tư tại 14 nước. 12/2004, tập đoàn Lenovo Group - nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất Trung Quốc đã ký thoả thuận mua bộ phận kinh doanh của hãng máy tính khổng lồ IBM (Mỹ) với giá 1,75 tỷ USD và trở thành hãng kinh doanh máy tính cá nhân lớn thứ ba thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến nguồn dầu lửa ở Châu Phi, hiện là nước nhập khẩu dầu thô thứ hai của châu Phi sau Mỹ. Trung Quốc đã thành lập một đoàn nghiên cứu về mội trường đầu tư tại Pakistan, Srilanka và Bangladesh. Thế mạnh của doanh nghiệp Trung Quốc là về khai khoáng, năng lượng. điện... Hiện nay, các doanh ngiệp Trung Quốc rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam nhất là các dự án về điện lực - đây là lĩnh vực Trung Quốc có kinh ngiệm, giá thành rẻ mà máy móc thiết bị không thua kém các nước phát triển. Ngoài ra, DN Trung Quốc còn quan tâm

Bảng 1: Số vụ mua các công ty nước ngoài vủa Trung Quốc (2003-2005)

STT Công ty bán Công ty đầu thầu Giá tri hợp đồng(tỷ USD)

1 Oil & Gas Asset, Gorgon LNG field (Australia) CNOOC 0,702 Oxgen (50%) (Autralia) China Huaneng Group 0,20

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm khuyến khích – thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 25 - 26)