Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thành sơn (Trang 76 - 82)

5. Nội dung của bài

3.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

Nhân sự là nguồn gốc của mọi thịnh suy của một công ty. Vì vậy một nguồn nhân sự tốt sẽ giúp công ty đứng vững và phát triển trên thị trƣờng, ngƣợc lại nó sẽ ảnh hƣởng tới sự tồn tại của công ty thậm chí còn có thể bị diệt vong. Vì vậy công ty phải thƣờng xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự, phải nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân sự, có chính sách tích cực hơn để tạo ra nguồn nhân sự có chất lƣợng cao hơn đến năm 2015.

Việc đào tạo nhân sự nói chung cần phải giữ vững định hƣớng, bám sát mục tiêu, đa dạng hoá loại hình đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp và phân bổ chi phí dành cho đào tạo một cách hợp lý nhất.

Để thích ứng với yêu cầu kinh doanh của cơ chế thị trƣờng thì nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với mỗi một cá nhân là hết sức cần thiết và không có điểm dừng. Công ty phải luôn duy trì hoạt động đào tạo cho tất cả mọi ngƣời.

Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu cho nên lực lƣợng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số

lao động vì vậy công ty nên chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân hơn nữa.

Công ty nên trích ra một phần ngân sách dành cho công tác đào tạo. Công ty đa dạng hoá hình thức đào tạo nâng cao kỹ thuật cho công nhân bằng việc áp dụng một số phƣơng pháp đào taọ khác nhƣ:

-Gửi công nhân đi học nghề ở các trƣờng dạy nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kiến thức về lý thuyết và đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình giảng dạy mới tiên tiến hơn vì khoa học kỹ thuật luôn luôn thay đổi. Những ngƣời đƣợc chọn đi học phải là các cá nhân có phẩm chất, tƣ cách đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, có trình độ chuyên môn từ khá trở lên. Sau khi đƣợc cử đi học họ phải có trách nhiệm là quay về làm việc cho công ty, lấy những kiến thức mà mình vừa học đƣợc truyền lại cho anh em cùng làm việc trong một phân xƣởng. Phải là một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động cho công ty.

-Đào tạo theo phƣơng pháp giảng bài: đó là việc thuê các giảng viên từ các trƣờng dạy nghề về công ty sau đó tổ chức các lớp học trực tiếp tại công ty, giảng viên sẽ hƣớng dẫn công nhân cả về mặt lý thuyết và kết hợp với thực hành. Phƣơng pháp này sẽ giúp cho các lao động trong công ty củng cố thêm về mặt lý thuyết và thực tiễn cho bản thân. Dùng hình thức này thì chi phí thấp hơn hình thức gửi công nhân đi học.

-Ngoài ra công ty nên tiếp tục hình thức đào tạo truyền thống của mình là đào tạo tại nơi làm việc đó là các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp, chỉ bảo hƣớng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn. Hình thức đào tạo này sẽ kích thích công nhân đua nhau học hỏi hơn nữa vì tâm lý chung của con ngƣời là ai cũng muốn nổi bật, muốn đƣợc ngƣời khác nể trọng.

-Công tác tổ chức thi lên tay nghề phải đƣợc thực hiện tốt hơn trƣớc bằng cách: tổ chức thi tay nghề nghiêm túc hơn, kiểm tra sát sao quá trình thi cử, từ

khâu ra đề thi tới khi chấm bài thi, tránh tình trạng lộ bài thi trƣớc khi thi điều này sẽ làm mất đi tính khách quan trong thi cử, không phản ánh đúng trình độ thật sự của ngƣời công nhân.

-Ngoài ra công ty nên chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo nhân sự tại các phòng ban chức năng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả quản trị nhân sự nói riêng. Mặc dù là đơn vị sản xuất nhƣng không có nghĩ là nhiệm vụ của công ty chỉ là sản xuất xong cứ để đấy mà sản xuất xong công ty phải tìm đƣợc thị trƣờng đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, đây là nhiệm vụ của các phòng ban chức năng mà cụ thể là của phòng kinh doanh. Vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ của các nhân viên phòng ban chức năng nói chung và các nhân viên ở phòng kinh doanh nói riêng cũng không kém phần quan trọng. Hàng năm công ty nên tổ chức các lớp học tại công ty để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên ở trong các phòng ban, công ty có thể mời các giảng viên ở các trƣờng đại học về trực tiếp giảng bài.

-Nhƣ đã nói ở trên đây là phòng ban chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty vậy để nâng cao trình độ nhân sự của phòng kinh doanh công ty nên cử một số trƣờng hợp đi học tập các lớp bồi dƣỡng các kiến thức về thị trƣờng và kiến thức về Marketting.

-Là một công ty của Nhà nƣớc lại đang đứng trƣớc rất nhiều khó khăn của nghành xe đạp nói chung nên công ty không có điều kiện để đầu tƣ quá nhiều vào công tác quản trị nhân sự, nhƣng tôi vẫn mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ quản lý trong công ty. Các phƣơng pháp này rất đơn giản và lại không tốn kém về chi phí, nhƣng hiệu quả thu đƣợc là khá khả quan:

-Tổ chức cho các cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt khác cùng nghành về các phƣơng pháp quản lý, sau đó sẽ rút ra các ƣu điểm để vận dụng vào công ty của mình một cách hợp lý nhất, giúp cho

việc cải thiện công tác quản trị nhân sự trong công ty.

-Tổ chức các buổi hội thảo về các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu suất công việc trong nội bộ doanh nghiệp.

-Ba năm một nhiệm kỳ cho mỗi một cán bộ quản trị(trừ giám đốc) hết nhiệm kỳ nên tổ chức thi, khuyến khích cả các ứng cử viên từ bên ngoài, ai có đủ năng lực và trình độ thì tiếp tục đảm nhận chức vụ ngƣợc lại ai không đủ năng lực thì ngƣời có năng lực hơn sẽ lên thay. Giám đốc và các thành viên cao cấp của công ty là những ngƣời trực tiếp tham gia chỉ đạo vào công tác kiểm tra này.

-Đối với mỗi một nhân sự khi mới đƣợc đề bạt hoặc đƣợc tuyển dụng thì sau khi sắp xếp cần có một giai đoạn đào tạo bổ xung, đào tạo thích nghi bằng các phƣơng pháp : kèm cặp, bồi dƣỡng tại chỗ.

Thêm vào đó công ty nên đào tạo nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty về: ý thức tự quản, bảo vệ sự thất thoát của tài sản, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công nghiệp, nâng cao tác phong công nghiệp cho mọi thành viên.

3.2.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự

Công tác đánh giá nhân sự trong công ty đƣợc thực hiện rất tốt, đây là một trong những điểm mạnh của công ty trong việc công tác quản trị nhân sự.

Công tác đãi ngộ nhân sự

Đây là một công tác rất quan trọng trong công ty. Công tác này đƣợc thực hiện nhằm kích thích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất đƣợc thể hiện qua tiền lƣơng và tiền thƣởng. Về tiền lƣơng công ty đã có hệ thống trả lƣơng rất rõ ràng vì vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là việc thanh toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động phải đƣợc thực hiện theo đúng thời gian và đủ số tiền cho ngƣời lao động.

thu nhập cho ngƣời lao động, vậy để tăng thu nhập cho ngƣời lao động thì công ty phải tập trung vào việc tăng doanh thu và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, muốn mở rộng đƣợc thị trƣờng thị trƣờng tiêu thụ thì công ty phải chú trọng đến công tác Marketing, tất cả các hoạt động này đều hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Tiền thƣởng là vấn đề công ty nên quan tâm chú ý nhiều hơn nữa. Tiền thƣởng là những khoản tiền bổ xung nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Công ty nên trích hẳn ra một quỹ gọi là quỹ khen thƣởng. Quỹ này đƣợc dành cho tất cả các cá nhân và tập thể có thành tích công tác tốt, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động. Số tiền thƣởng cho các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt phải có một mức giá trị kinh tế đủ để khuyến khích các cán bộ công nhân viên trong công ty làm tốt công việc hơn nữa.

Đãi ngộ tinh thần

Một số biện pháp khuyến khích tinh thần:

-Sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với năng lực và sở trƣờng của mỗi ngƣời, tạo điều kiện cho mỗi một cá nhân có thể tự nâng cao trình độ cho bản thân.

-Các nhà quản trị gia nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân viên trong công ty : nắm vững tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, thƣờng xuyên thăm hỏi động viên cấp dƣới, giảm bớt sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dƣới. Tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, nghỉ mát, vui chơi, giải trí, tránh sự phân biệt thái quá trong lĩnh vực đãi ngộ.

-Thực hiện chế độ đăng ký mục tiêu phấn đấu giữa những ngƣời lao động và giữa các quản trị viên trong công ty.

-Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lƣợng vệ sinh công nghiệp trong công ty để ngƣời lao động đảm bảo đƣợc sức khoẻ và có tâm trạng thoải mái khi làm việc.

-Áp dụng thời gian làm việc linh động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhất là cho các công nhân sản xuất ở phân xƣởng.

-Tổ chức và đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua trong doanh nghiệp. Thi đua góp phần vào việc giải quyết các khó khăn, ách tắc trong sản xuất. Thị đua thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tham gia vào công việc quản lý, giúp cho trình độ quản lý của mỗi ngƣời nâng lên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN

Công tác quản trị nhân sự đã góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do còn có một số khó khăn cho nên công tác quản trị nhân sự của công ty vẫn còn tồn tại một vài hạn chế đòi hỏi công ty phải có các biện pháp giải quyết phù hợp.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài này tôi đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm về thực tiễn để củng cố cho các kiến thức đã học ở trƣờng Đại học.

Một lần nữa tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phạm Văn Thắng đã chỉ bảo hƣớng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài chuyên đề này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần tƣ vấn và xây dựng Thành Sơnđã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thành sơn (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)