Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại nhno&ptnt bắc hà nội (Trang 47 - 48)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘ

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

* Từ phía ngân hàng:

- Một phần vì ngân hàng chưa thật sự thận trọng trong việc đánh giá khách hàng. Cụ thể với một số doanh nghiệp lớn, một số khách hàng truyền thống của ngân hàng, khi đó một số bước trong quy trình phân tích tín dụng có thể bị bỏ qua như đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính. Sự chủ quan này của ngân hàng có thể dẫn tới khoản vay không được xem xét một cách đúng quy trình, gây nguy cơ ảnh hưởng xấu tới hoạt động tín dụng.

- Vẫn còn tồn tại một số cán bộ tín dụng với năng lực nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Hoạt động tín dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cán bộ tín dụng, khả năng cho vay, đòi nợ của mỗi CBTD sẽ quyết định tới Chất lượng của khoản vay đó. Hiện nay tại ngân hàng các CBTD vẫn chưa thật sự năng động, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quy trình vay vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng khiến ngân hàng vẫn còn tồn tại những khoản nợ xấu, nợ quá hạn ngoài ý muốn.

- Nguồn thông tin thu thập được và nguồn thông tin từ NHNo&PTNT Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đôi khi chưa đầy đủ khiến ngân hàng không thể có cái nhìn khách quan nhất về hoạt động cho vay. Đặc biệt các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng chính xác, tình trạng gian lận xảy ra khá thường xuyên. Chính điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc ngân hàng mắc sai sót trong công tác thẩm định dự án. Nếu các cuộc kiểm toán, các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh về khách hàng không được thực hiện một cách chính xác sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ không thể đánh giá đúng được Chất lượng của khoản vay cũng như các phương án đề phòng rủi ro trong quy trình tín dụng.

- Các CBTD vẫn mắc sai sót trong công tác kiểm tra sau cho vay. Đặc biệt khi có sự thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, CBTD vẫn chưa có những biện

pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro, bảo đảm cho khoản vay không trở thành nợ xấu, nợ quá hạn.

* Từ phía khách hàng

- Vẫn còn trình trạng các doanh nghiệp gian lận, làm giả các bảng báo cáo chính gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Thậm chí, hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng cũng chỉ mang tính hình thức, không kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Điều này sẽ làm rủi ro tín dụng đối với ngân hàng tăng rất cao.

- Một số khách hàng đưa ra các phương án kinh doanh không trung thực. Cụ thể những khách hàng này cố tình làm sai lệch các con số, để nhằm mục đích tiếp cận nguồn vốn vay bằng mọi cách có thể. Nếu CBTD không nắm bắt được tình hình hoặc không có khả năng nghiệp vụ vững chắc sẽ rất dễ mắc sai lầm khi cho khách hàng vay vốn.

- Trong quá trình sử dụng khoản vay, do tình hình kinh tế biến động, khách hàng không kịp đưa ra các biện pháp làm chủ tình hình. Dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không Chất lượng, thua lỗ, không có vốn để trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân này trực tiếp hình thành nên các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Ngân hàng cần quan tâm, tư vấn thường xuyên cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại nhno&ptnt bắc hà nội (Trang 47 - 48)