Nhịp điệu trần thuật

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam cao (Trang 100 - 114)

IV. Phương pháp nghiên cứu

2 Nhịp điệu trần thuật

Thành công nghệ thuật ở một tác phẩm tự sự còn ở chỗ nhà văn tạo ra một nhịp điệu trần thuật nh thế nào để vừa phù hợp, vừa góp phần diÔn tả được mạch sống, nhịp đập của hiện thực cuộc sống đang được phản ánh trong tác phẩm. Nh vậy, nhịp điệu trần thuật chính là cách cảm, cách đánh giá của nhà văn về sự vận động của cuộc sống, của hiện thực được miêu tả trong tác phẩm. Trong Tắt đèn, để xây dựng không khí nóng bỏng của những ngày cuối cùng trong vụ thuế ở làng Đông Xá, Ngô Tất Tố trần thuật bằng một nhịp điệu nhanh, căng thẳng, gấp gáp. Bao nhiêu sù kiện, bao nhiêu biÕn cố dồn dập xảy ra chỉ trong vòng vài ngày: Nào vay giật, nào bán con, bán chã, nào va chạm, xung đột, chè chén, ức hiÕp… Tất cả bộc lé những mâu thuẫn đến nảy lửa trong lòng xã hội nông thôn Việt Nam. Mọi nhân vật đều như đang ngồi trên chảo lửa,

không có trạng thái bất động, yên tĩnh, nếu có chỉ là khoảnh khắc tạm thời. Trong các tiÓu thuyết Giông tèSè đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhịp điệu trần thuật nói chung cũng là gấp gáp, nhanh chóng, miêu tả một xã hội đảo điên, thằng hoá ông, ông hoá thằng, hàng loạt những nghịch lý, những đổi thay diÔn ra liên tiÕp, đầy kịch tính. Nhưng trong tiÓu thuyết của Nam Cao, nhịp điệu trần thuật lại ngược lại, nhìn chung là chậm rãi. Cảm nhận về một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh, bế tắc với những kiÕp người bé mọn, lầm than, ngoi ngóp trong một cuộc sống tù đọng đã khiÕn Nam Cao chọn cho mình một lối trần thuật chậm rãi đến vậy. Cuộc sống dường nh không trôi. Ngày này qua tháng khác, các nhân vật trong tiÓu thuyết của Nam Cao kẽo kẹt, lê thê kéo đi cái cuộc sống buồn khổ của mình. Ở cả hai tác phẩm đến cuối truyện hoặc gần cuối truyện mới có những biÕn cố lớn, nhưng những biÕn cố Êy, không chấm dứt tình trạng thê thảm của nhân vật mà chỉ là một cái mốc để mở ra một quãng đời míi trước mắt có lẽ còn mù mịt hơn, hay chí Ýt cũng khó có hi vọng tốt đẹp. Sống mòn kết thúc bằng sự kiện cuộc chiÕn tranh nổ ra. Khu ngoại ô Hà Nội có nháo nhào chạy loạn nhưng cuộc đời bế tắc của mỗi người vẫn thế, thậm chí còn đen tối hơn. Thứ ngồi trên con tàu đem trả anh về nơi chôn rau cắt rốn, Hà Nội lùi dần và nghĩ đến “ngày mai míi thực là buồn”. KÕt thóc Truyện người hàng xóm là cái chết đáng thương trong cùng quẫn, bệnh tật và cô đơn tột cùng của HiÒn, TiÒn và Léc đến với nhau nhưng cuộc đời khổ đau vẫn đang chờ họ ở phía trước. Nhịp trần thuật chậm rãi đã góp phần khắc hoạ một cuộc sống mòn mỏi, lầm than trong bế tắc và cũng trong cái tình trạng chết mòn Êy, bao giá trị đẹp đẽ cũng đang bị bào mòn đáng sợ.

Cả hai cuốn truyện dài của Nam Cao đều Ýt biÕn cố, sự kiện. ViÕt về những cái hàng ngày bình thường, thậm chí tầm thường, xoàng xĩnh,

nhưng ngòi bót Nam Cao đã bắt những cái xoàng xĩnh Êy phải nãi lên những vấn đề có ý nghĩa thời đại. Đó là những cái vặt vãnh có chọn lọc chứ không phải là những cái hàng ngày xô bồ, tuỳ tiện. Sống mòn chỉ quanh quẩn chuyện cái ăn, tí rau mắm, chuyện ghen tuông bóng giã, chuyện va chạm mẹ chồng nàng dâu, loanh quanh vài ba mèi quan hệ thân sơ của Thứ, hầu như chẳng có biÕn cố gì hơn. Tất cả lại được tãi ra chứ không dồn nén. Truyện người hàng xóm còng chỉ chú ý vào những va chạm vặt vãnh của người lớn, trẻ con ở xóm Bài Thơ: những chuyện đánh nhau, cãi nhau như cơm bữa, lũ trẻ con xúm xít chơi víi nhau khi bị bố mẹ thả rông Ýt quan tâm được tới… Sự thưa thít, Ýt ái các biÕn cố sự kiện đã làm nhịp trần thuật chậm lại. Hơn nữa, trong quá trình trần thuật, Nam Cao thường vào thẳng từ giữa truyện với nhân vật chính rồi từ đó mở rộng dần ra các nhân vật khác. Với mỗi nhân vật, ông lại thường có kiÓu dừng lại, kể về lai lịch, quan hệ, việc làm của nhân vật đó trong quá khứ. Hầu nh nhân vật nào trong tiÓu thuyết của Nam Cao cũng được khắc hoạ đầy đặn, có bề dày có lịch sử riêng của mình. ĐiÒu đó làm các sự kiện vốn đã Ýt lại bị tãi ra, nhịp trần thuật chậm lại. Mở đầu Sống mòn là cái thêi hiện tại ngắc ngoải của Thứ ở trường tư của Oanh và Đích, sau đó, nhà văn mới hướng theo dòng hồi tưởng suy nghĩ của Thứ, mối quan hệ của Thứ với San, Oanh, Đích, Mô… mà bổ sung đầy đặn dần về cái quá khứ đầy hoài bão, ước mơ của Thứ cho đến thời điÓm hiện tại. Trong quá trình kể việc (những sự việc vốn đã vặt vãnh), nhà văn lại thường dừng lại, tạt ngang giíi thiệu về San, Oanh, Mô…

Truyện người hàng xóm mở đầu bằng việc mẹ con HiÒn lần đến xóm Bài Thơ tìm sự giúp đỡ của bà cô họ mà không được, rồi từ đó nhà văn mở ra từng gia đình ở xóm Bài Thơ với sù xuất hiện khá đầy đủ về bề dày, lai

lịch, số phận, tính cách của từng cá nhân trong đó, khó có thể tìm ra đậm nhạt, chính phụ trong thế giíi những con người ở nơi Êy.

Vốn quan niệm "sống là cảm giác và tư tưởng", Nam Cao thường khắc hoạ nhân vật của mình từ đời sống nội tâm. Những trang miêu tả nội tâm làm cho mạch trần thuật bị chậm lại. Víi quan điÓm trần thuật nhiÒu khi chuyÓn hẳn vào nhân vật Thứ, trong tiÓu thuyết Sống mòn, sù vận động tâm lý của Thứ ở nhiÒu chương được hiện ra như những vòng sóng lan toả. Người đọc dường như không được chú ý nhiÒu vào các sự kiện, biÕn cố mà thường được chìm đắm trong những suy tư,cảm xúc trạng thái tâm lý của Thứ: khi thì hồi cố lại quá khứ, lúc thì cay đắng, tủi hổ, chua chát về số phận, cũng có lúc lại là sự dằn vặt, đấu tranh đến đau đớn với chính mình để mà nhận ra cái ươn hèn, nhỏ nhen của mình nhưng cũng chỉ biÕt bất lực. Sống mòn thực sự là một cuốn tiÓu thuyết tâm lý đặc sắc, mở ra những khả năng to lớn của văn học trong khai thác và khắc hoạ đời sống nội tâm của con người. Trong Truyện người hàng xóm, dung lượng ngôn từ miêu tả đời sống nội tâm nhân vật không dày đặc như Sống mòn nhưng vẫn không ngoài bót pháp quen thuộc của Nam Cao. Nhà văn đi vào những trạng thái tâm lý tình cảm, nhất là những trạng thái nhiÒu đau đớn, dằn vặt. Vì thế, cái sù kiện, biÕn cố được kể cũng luôn bị dừng lại, ở một trạng thái chê, bị tãi ra, xen kẽ trong quá trình nhà văn tạt ngang cùng tâm tư nhân vật.

Trần thuật trong tiÓu thuyết của Nam Cao cũng như trong nhiÒu truyện ngắn khác của ông, lại thường kết hợp nhuần nhị giữa kể- tả và trữ tình ngoại đề. Trong Sống mòn, trong dòng tâm tư triÒn miên của nhân vật Thứ, Nam Cao thường gửi gắm vào đó biÕt bao suy nghĩ. Nhà văn thường nâng tầm khái quát, triÕt luận về cuộc sống và con người chứ không chỉ loanh quanh trong vấn đề cuộc sống mòn mỏi của tầng líp

trí thức tiÓu tư sản và dân nghèo thành thị. Thông qua câu chuyện về những con người bình thường, những kiếp sống mòn mỏi, Nam Cao đề cập tới cả những vÊn đề lớn hơn: giải phóng con người, sù thay đổi thói quen, cải tạo xã hội, những chủ trương trong quản lý, cách tân giáo dục, vai trò của học vấn…Chỉ một phần chương XI mà Nam Cao bàn về biÕt bao vấn đề, bắt đầu từ cuộc sống của ông bà Học được nhìn nhận qua đôi mắt của Thứ và San, những suy ngẫm, ngậm ngùi của Thứ rồi từ đó nhà văn bàn rộng mãi ra.Thế nào là hạnh phóc trong cuộc sống eo hẹp lúc bấy giê? Có học hay chính những người thiếu học vấn thì khổ hơn?" Người ta cho con đi học , ai lại không muốn cho con sau này thi đỗ làm quan, hay Ýt ra cũng là ông phán, ông tham, chứ có định cho con làm kí khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu. Nhưng sự đời nó xoay ra thế."....Từ đó, nhà văn để Thứ suy ngẫm về cuộc đời, lối sống, thãi quen của những người ở chốn thôn quê Ýt học mà thấy họ vừa đáng thương vừa đáng giận. Và rồi nhà văn rót ra rằng: "Bị người ta cưỡi lên đầu, lên cổ hay cưỡi lên đầu, lên cổ người ta thì chẳng qua cũng chỉ là những kẻ dốt nát, ngu muội, bị giam hãm lâu trong cái khổ, trong sự tù túng và thối nát. Ngay đến cái đời của hạng người như ông Học, đủ ăn, sống yên ổn ở một chỗ bán thành thị, bán thôn quê, Thứ cũng chẳng mơ ước một chút nào. Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết...cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng Êy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết cởi trần trùng trục, chúi mòi vào cái cối xay bột, chẳng bao giê dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất cỏn con của mình..."

Chính những trữ tình ngoại đề này vừa tạo ra cho văn Nam Cao mét giọng trữ tình thấm thía với nhiÒu âm sắc, cung bậc, vừa làm chậm

nhịp điệu trần thuật, giãn cách các sự kiện, để người đọc vừa đọc vừa suy ngẫm và những tư tưởng của nhà văn thấm dần nhưng thấm sâu vào người đọc. Hai mạch kể và tả thường xuyên được kết hợp trong tiÓu thuyết Nam Cao, nhiÒu khi đan cài vào nhau, xuyên thấm rất khó tách bạch. TiÓu thuyết Sống mòn có rất nhiÒu đoạn đạt đến sự kết hợp tài tình Êy. Trong Truyện người hàng xóm, vừa kể về cuộc sống hàng ngày của những HiÒn, Léc, TiÒn và những gia đình nghèo ở xóm Bài Thơ, Nam Cao vừa kết hợp tả: Tả ngoại cảnh, ngoại hình tả nội tâm, đặc biệt chó ý tíi những trạng thái cảm xúc hồi hộp lo sợ hay day dứt, đau đớn vì bị tổn thương của nhân vật HiÒn. Cũng có lúc để tái hiện nguyên trạng cảm xúc của nhân vật, mạch kể trở nên nhanh, dồn dập, dường như người đọc có thể cảm thấy nguyên vẹn cả hơi thở, nhịp đậm trái tim, những nấc nghẹn, những nghiÕn răng uất ức, nghẹn ngào của nhân vật: “Làm! Làm! Chỉ có gò lưng vào mà làm”…" Sao tất cả những cái gì ở trên đời này không chết hết cả đi! Sao trái đất loài người không vỡ toang ra! Cuộc sống...cuộc sống thật đã là một cái gì trãi buộc và nặng nề quá sức...."

Tất cả sự phối hợp nãi trên tạo nên một nhịp độ trần thuật khi chậm, khi nhanh, khi căng, khi chùng rất hấp dẫn, không hề đơn điệu trong giọng văn của Nam Cao. Nhưng nhìn trên đại thể, dẫu mạch kể có khi làm nhịp điệu nhanh lên, nhưng cũng không phá vỡ nổi nhịp điệu chủ yếu trong tiÓu thuyết của ông là chậm rãi, thong thả, theo một cảm giác về cuộc sống trì trệ, nặng nề.

Nhịp điệu trần thuật trong tiÓu thuyết của Nam Cao quả đã có một hiệu quả nghệ thuật đặc sắc, để lại mét Ên tượng rất sâu, đầy ám ảnh về nhịp điệu cuộc đời trong thế giíi nghệ thuật của ông. Nhịp điệu Êy bị kìm hãm lại, làm chậm lại bởi nhiÒu yếu tố, phản ánh về một cuộc sống đang chảy trôi theo những định luật chưa bao giê lay chuyển được. Đó là

một cuộc sống đều đều, mòn mỏi, chậm chạp, quánh đặc trong trì trệ, nặng nề nh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiÕp lầm than, của những kiÕp sống mòn, chết ngay khi đang sống.

Với mét quan điểm trần thuật độc đáo, linh hoạt, kết hợp với một nhịp điệu trần thuật chậm rãi, tiểu thuyết Nam Cao đã tái hiện một cách chân thực về một cuộc sống ngột ngạt trong một xã hội thuộc địa trong những ngày cuối cùng của nó, thông qua các số phận cụ thể, nhất là thông qua cái thế giới tinh thần của nó. Đó chính là một trong những sáng tạo mới mẻ, mét lối kể chuyện mới mẻ của nhà văn, đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

PHẦN KẾT LUẬN

Đã trải qua nhiều thập kỉ kể từ khi Nam Cao nằm xuống, nền văn học nước nhà mất một nhà văn ưu tó. Các công trình nghiên cứu về Nam Cao và các tác phẩm của nhà văn sau nhiều thăng trầm đã trả lại vị trí xứng đáng cho Nam Cao trong dòng chảy của văn học nước nhà. Thời gian càng lùi xa, cùng với nhiều phân tích, phát hiện mới của các nhà nghiên cứu, tầm vóc của Nam Cao càng được khẳng định. Nam Cao thực sự là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.

Thủa ban đầu mới cầm bót, với cái nhìn còn trong trẻo, xanh non của một cây bót trẻ, Nam Cao cũng đã tìm đến với văn học lãng mạn. Nhưng rồi thực tế cuộc sống cơ cực cùng ý thức về sự sáng tạo đã đưa nhà văn đến với văn học hiện thực. Nam Cao ý thức sâu sắc về việc không thể thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào, mà cần đến sự tìm tòi mới mẻ

của cá nhân, ý thức rằng" mỗi người chết đi , phải để lại một chút gì cho nhân loại" ( Sống mòn) và" Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện"( Đời thừa). Bởi thế, mỗi trang văn của nhà văn đều lấp lánh sự sáng tạo mà trong đó người đọc không chỉ tìm thấy những mới mẻ về nội dung tư tưởng mà còn thấy một lối văn thực sự độc đáo, hấp dẫn. Có thể nói Nam Cao là một trong sè Ýt những nhà văn đương thời ý thức sâu sắc về nghề cầm bót, có những quan điểm tiến bộ về sáng tạo nghệ thuật, và ý thức thường trực về những điều đó trong các sáng tác của mình. Nhiều sáng tác của nhà văn xứng đáng được xếp vào hàng những kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại.

Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao với nhiều tên tuổi lừng lẫy. Với ý thức "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có", Nam Cao đã tự tìm cho mình một hướng tiếp cận hiện thực mới mẻ có chiều sâu hiếm thấy. Nhà văn đã " đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời.."( Giăng sáng), đã đắm mình trong cuộc sống lao khổ mà nhìn thấy những vấn đề cấp bách của xã hội ngay trong những cái vặt vãnh thường nhật. Phải có một cảm quan hiện thực sắc sảo, một tầm tư tưởng lớn đến một mức độ nào đó, nhà văn mới có thể bắt những cái hàng ngày nói lên những ý nghĩa sâu sắc về con người và cuộc sống. Tiểu thuyết của Nam Cao đã thoát khỏi tính chất sử thi, tràn đầy những sự việc vặt vãnh mà như nhà văn tự gọi là "những chuyện không muốn viết". Nhưng những vặt vãnh trong tiểu thuyết của Nam Cao là những vặt vãnh có chọn lọc kĩ lưỡng, có dụng công nghệ thuật trong đó. Đồng thời khai thác đời sống hiện thực từ đời sống tinh thần của nó, nhà văn cũng đã

chạm đến những vấn đề lớn có tính chất nhân loại, nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của một thời, mét xã hội cụ thể.

Không chỉ mới mẻ về phương diện néi dung tư tưởng, tiểu thuyết của Nam Cao còn đánh dấu một bước phát triển mới mẻ cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại về các phương diện khác của nghệ thuật tự sự. Đó là một cốt truyện được nới lỏng, tiếp cận sát hiện thực đời sống, tưởng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam cao (Trang 100 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w