Từ những cái xoàng xĩnh, tầm thường mà đề cập đến những

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam cao (Trang 34 - 52)

IV. Phương pháp nghiên cứu

2. Từ những cái xoàng xĩnh, tầm thường mà đề cập đến những

đề lớn lao của đời sống con người

Xem xét tiÕn trình phát triÓn của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, ta thấy cách tiÕp cận hiện thực của tiÓu thuyết giai đoạn cuối đã có khác so víi chính nó trước đó. Đó là mét bước phát triÓn để tiÓu thuyết Việt Nam hoà nhập vào dòng chảy hiện đại hoá. Trong

tổng hợp những hạn chế cơ bản của văn học hiện thực phê phán giai đoạn này là đề tài bị thu hẹp, bóng dáng thực dân, phong kiÕn không nhiÒu, các tác phẩm đi sâu vào phong tục , đi vào quan hệ gia đình hẹp hơn là quan hệ xã hội rộng lớn, bỏ qua, lẩn tránh nhiÒu đề tài có tính chất chính trị nóng bỏng, có tinh thần bi quan bế tắc ở không khí tác phẩm….Có thể thấy xu hướng viÕt về phong tục nông thôn là xu hướng chung của nhiều tác phẩm giai đoạn 1940-1945 do ảnh hưởng của những yếu tố khách quan. Nhật tràn vào Đông Dương. Cuộc sống ngột thở, bế tắc, không khí dân chủ của Mặt trận Dân chủ 1936 – 1939 không còn, kiÓm duyệt trở lại và khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Có những cây bót bị bắt, bị đi tù nh

Nguyên Hồng… Nhưng đằng sau những bức tranh phong tục Êy, người ta vẫn thấy nổi bật lên một nông thôn ảm đạm xơ xác đói nghèo với những kiÕp người vất vả lam lũ khèn khổ mà vẫn còn làm khổ nhau thêm. Những tiÓu thuyết Quê người của Tô Hoài, Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư…..đều là những tác phẩm đi vào cuộc sống của các cá nhân. Văn học hiện thực giai đoạn này không phản ánh hiện thực trên phạm vi rộng lớn mà thu nhỏ vào các gia đình, các cá nhân. "Chỗ yếu của văn học hiện thực thời kỳ này là không trực diện phê phán những lực lượng thống trị xã hội, không trực tiÕp lên án những thủ đoạn áp bức của chúng. Nhưng chỗ mạnh của nó là qua những cái hàng ngày của đời sống người tiÓu tư sản nghèo với những lo toan căng thẳng vì miÕng cơm, manh áo, qua số phận thê thảm của những gia đình nông dân hay dân nghèo thành thị mòn mỏi tan tác vì thất nghiệp, vì đói khát, khổ sở mà làm người ta cảm thấy được cái không khí ngột ngạt bức bối của cả một xã hội đang quằn quại trong những ngày cuối của chế độ thuộc địa tàn bạo"(40,120). Để tái hiện bức tranh xã hội qua không khí đời sống, mỗi tác phẩm hiện thực phải phản ánh hiện thực với chiÒu sâu

tư tưởng. "Bản thân cái hàng ngày chỉ có thể tạo nên những trang tả thực bằng phẳng vô vị nếu không được nhìn nhận và diÔn tả từ tầm cao nhất định của tâm hồn người cầm bót". Ở văn học hiện thực giai đoạn này, quan điÓm của người cầm bót đã đi từ tự phát đến tự giác. ĐiÒu này được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Nam Cao và nhiÒu tác giả khác cùng thời.

Song nếu đặt một phép so sánh giữa ngòi bót của tiÓu thuyết Nam Cao so víi Mạnh Phú Tư, Tô Hoài, ta thấy còng có nhiÒu điÓm khác biệt. Cùng phản ánh hiện thực đời sống theo hướng đời tư, thế sự, đề cập tới néi dung phong tục, nhưng ngòi bót Nam Cao lại hướng tới khuynh hướng triÕt lý hoá, khái quát hoá. Mạnh Phó Tư mạnh về khai thác chất liệu hiện thực từ đời sống lam lũ vất vả nơi ngoại ô, ngõ hẻm của dân nghèo thành thị. Tô Hoài mạnh về am hiÓu phong tục, đặc biệt viÕt rất hay về cuộc sống của các loài vật nhỏ bé bình thường quanh ta, những vặt vãnh tầm thường mà vẫn thó vị, hóm hỉnh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Tô Hoài đặc biệt chú trọng đến những phong tục lạ và ngộ nghĩnh qua con mắt tò mò, hóm hỉnh, tinh quái của ông"(39,293). Nhưng những cái hàng ngày trong sáng tác của Nam Cao bên cạnh phản ánh một đời sống hiện thực tăm tèi, ngột ngạt còn vươn tới bề sâu bề xa những triÕt lý nhân sinh quan về đời sống con người, những trăn trở, những câu hỏi thậm chí còn bỏ ngỏ (NhiÒu người gọi đây là tính chất tù vấn, loại văn chương không phải cung cấp một câu chuyện, đưa đến một tư tưởng đã định hình, có sẵn cho người đọc mà đưa ra những vấn đề còn bỏ ngỏ, bắt người đọc phải tù vấn, phải đối thoại. Đó là thứ văn chương kén người đọc, thứ văn chương không dễ úp sách lên mặt mà ngủ được. Phải chăng vì vậy mà có nhiÒu nhà phê bình cùng thống nhất ý kiÕn là đọc văn Nam Cao thấy mệt. Người lười

nghĩ , sống dễ dãi sẽ không thích đọc văn Nam Cao). Hãy đọc ngay một đoạn đối thoại giứa Thứ và San trong Sống mòn đoạn gần cuối chương VII:

... “ Thứ không nhìn San, đáp :

- Vợ chúng mình có hư, cũng bằng bốn cô con gái nhà giàu chỉ biết ăn rồi đánh phấn, tô môi, ướm hết quần áo nọ đến quần áo kia, ra đường thì khoác tay với những kép ôm đàn tây, chải đầu sừng, ở nhà thì chỉ ve vẩy đi ra lại đi vào, không nằm ghế xích đu đọc tiểu thuyết tình thì lại soi gương uốn Ðo, ưỡn cái ngực, ngoáy cái mông, hay nhún nhảy vừa hát tây vừa khiêu vũ. Vợ chúng mình có hư cũng còn biết nuôi con và nếu không bận bịu vì con thì cũng còn kiếm nổi miếng mà ăn, chẳng chịu phải bám mình vào kẻ khác.

Y đã phải cố làm ra vẻ bình tĩnh, ôn tồn. Sự tức giận vẫn còn rung lên trong tiếng nói. San nghe chăm chú lắm. Y vặn Thứ:

- Thế sao trong mười gái trụy lạc thì có đến chín người là gái quê, giá nhà nghèo?

- Anh bảo thế nào là trụy lạc?

- Cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ chẳng hạn, những kẻ sống về nghề son phấn.

- ...Chứ không nhờ sức làm việc của đôi tay hay khối óc của mình mà sống. Nếu nh vậy thì chẳng cứ gì cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ mới trụy lạc, phần nhiều lại toàn là con hay vợ nhà giàu cả. Vợ con nhà nghèo phải làm việc mới có ăn, mà khi nguời ta còn làm việc , khi người ta chỉ kiếm ăn bằng sức làm việc mà thôi, thì gọi người ta là trụy lạc sao được?

San ngây mặt ra lẳng lặng nhìn Thứ một lúc lâu. Nói rằng nhìn, nhưng thật ra đôi mắt y vắng cái nhìn. San đang mải nghĩ. Một lúc sau y mới lại hơi mỉm cười bảo Thứ:

- Thế thì chắc anh thích nghèo? Thứ chua chát hỏi:

- Anh chưa nghèo bao giê hay sao? Và y tiếp :

- Nếu anh đã nghèo qua một vài lần thì Ýt ra anh cung phải biết rằng cái nghèo chẳng có Ých cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, Ých kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên thành những con người nô lệ.

San lại cười hở cả lợi kêu lên:

- Thế thì có trời hiểu anh muốn gì! Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là Ých kỷ, nhỏ nhen, nô lệ. Vậy thì ý anh thế nào?

- Rất rõ ràng. Tôi chỉ yêu sự làm việc và những ngưòi làm việc mà thôi. Theo ý tôi thì phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hưởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra được cái gì. Ai cũng phải làm, ai làm cũng phải được no đủ tự do, mà chỉ những ai làm mới đựoc no đủ tự do".

Bao nhiêu vấn đề được đặt ra ở đó: tình dục và hôn nhân, quyền bình đẳng, quyền của phụ nữ, vấn đề lao động và hưởng thụ… Trang nào của tác phẩm ta cũng dễ dàng bắt gặp những vấn đề cần suy nghĩ đối thoại nh thế. Nhà văn không đóng vai trò chỉ là người kể lại mét câu chuyện nữa mà còn nh mét người nêu ra vấn đề, đặt ra một vấn đề để cùng đối thoại víi người đọc.Những vấn đề mà Nam Cao đặt ra trong tác phẩm sao mà quen thuộc. Cái gánh nặng Sống mòn đâu phải chỉ là vấn đề của thời đại Nam Cao và đến bây giờ đâu phải đã hết . Cái “chết mòn”

trong tinh thần, nhân cách con người có nguyên nhân tự hoàn cảnh, nhưng cũng có nguyên nhân từ chính con người: thói ươn hèn, Ých kỉ,đố kị, ghen tuông, nỗi sợ thay đổi, sù bất lực. Trong mỗi Thứ, San, Oanh, Đích hay ông Học đều có bóng dáng Ýt nhiÒu của con người chóng ta ngày nay và con người muôn thủa trong đó. Cuộc vận lén giữa cái tôi cá nhân Ých kỉ, ham thích phàm tục với sù vươn lên, hoàn thiện chính mình, sống đúng với nhân cách con người là cuộc vật lộn muôn đời. Sù ham thích hào nhoáng, sự giả dèi, che đậy cái Ých kỉ phải chăng là cái bản tính chung của loài người ? Những ý nghĩa mang tầm triÕt lý sâu sắc Èn chứa trong tác phẩm đã làm cho tiÓu thuyết của Nam Cao có một chiÒu sâu hiÕm thấy: " Chõng nào người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chõng nào một số người còn phải dẫm lên đầu những ngưòi kia để nhô lên, thì loài người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và Ých kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống. Người nọ, người kia không đáng cho ta ghét. Đáng ghét, đáng nguyền rủa, Êy là cái sống lầm than, nó đã bắt buộc người Ých kỷ, nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn và tham lam..."

Đọc Truyện một người hàng xóm, đằng sau những cãi cọ vặt vãnh những va chạm xung khắc thậm chí nảy lửa của những người lớn và cả những đứa trẻ con trong xóm Bài Thơ, người ta nhìn thấy sâu xa trong tác phẩm biÕt bao vấn đề của đời sống nhân sinh : người lớn lấy trẻ con ra làm cái cớ để cãi chửi nhau, họ làm tổn thương những trái tim non nít của trẻ nhỏ, đầu độc những mối quan hệ vốn trong sáng vô cùng, vấn đề tạo dựng môi trường sống sao cho lành mạnh với mỗi con người, nhất là với trẻ nhỏ : "Người ta thường thấy những ông bố, những bà mẹ than thở vì con hư háng. Có ai chịu nghĩ rằng : không thiÕu những kẻ làm con ngấm ngầm đau khổ vì bố hay mẹ không đứng đắn". Từ câu chuyện về

cuộc đời nhân vật, người đọc nhìn ra sù ám ảnh của thêi thơ Êu đối víi sù trưởng thành của mỗi mét con người, sù ảnh hưởng của định kiÕn xã hội và dư luận. Những phân tích tâm lí của Nam Cao đụng chạm đến cái bề sâu trong néi tâm của con người muôn thủa. Lúc này hay lúc khác, người đọc vẫn bắt gặp những khổ ải, những dằn vặt của con người trong thêi đại nay trong những trang văn Nam Cao phân tích tâm lí của nhân vật Câm hay HiÒn...

Mỗi chi tiÕt đời thường tưởng như nhỏ nhặt vặt vãnh trong tiÓu thuyết Nam Cao đều mang âm vang của đời sống xã hội. Chuyện vặt vãnh đay nghiÕn nhau của mấy anh chị giáo khổ trường tư, trận đánh nhau nảy lửa của hai mô đàn bà… đều sự phản ánh tập trung về những kiÕp sống vô nghĩa lý, mù xám, khổ sở, ngột ngạt trong một xã hội thuộc địa bóp nghẹt mọi quyền sống của con người. Quan niệm của Nam Cao về tác phẩm văn học đã cho thấy ý thức tự giác của nhà văn khi bám sát đời sống hiện thực và đưa nó vào tác phẩm: Theo ông, một tác phẩm viÕt về phong tục, chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội thì xoàng lắm.” Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên bên trên tất cả mọi bê cõi và giíi hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nã phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nã ca tụng lòng thương, tình bác ái, sù công bình…Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). Hiện thực đối với Nam Cao không phải chỉ để phản ánh. Hiện thực còn là phương tiện để đối thoại víi người đọc, để đặt ra những vấn đề nhân sinh vượt ra ngoài giíi hạn một xã hội, vượt bất kì một giíi hạn không gian, thêi gian nào.

Mỗi mét tác phẩm của Nam Cao đằng sau cái xoàng xĩnh tầm thường là một lời đối thoại về nhiÒu vấn đề sâu sắc của đời sống con người. Làm sao để có thể sống cho đúng nghĩa cuộc sống của một con

người, sống cho ra sống, sống có trí thức văn hoá và tình thương, quyền được sống phát huy tận độ khả năng và phát triÓn nhân cách con người . Sức sống lâu bền âm vang sâu rộng của tiÓu thuyết Nam Cao đối víi người đọc nhiÒu thế hệ chính là ở chỗ đó. Đọc Nam Cao người đọc thấy hầu như không cò và sức ám ảnh về sức hót của Nam cao víi người đọc bởi chính những điÒu cứ phải trăn trở day dứt không sao dứt được Êy. Nó tạo nên sức sống lâu bền với thêi gian của tác phẩm.

Chương 2

CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU

1. Cốt truyện

1.1.Đối víi mét tác phẩm tự sự, cốt truyện là một yếu tố quan trọng trong quyết định sự thành công của tác phẩm. Truyện hay dở thế nào phụ thuộc nhiÒu vào cốt truyện của tác phẩm đó ra sao. Nguyễn Công Hoan trong Đời viÕt văn cuả tôi đã khẳng định rằng trong bốn yếu tố tạo sức hấp dẫn của tác phẩm thì cốt truyện đóng vai trò hàng đầu. Cốt truyện hay phải có tình tiÕt hấp dẫn, yếu tố bất ngờ. Không thể phủ nhận một điÒu rằng mét cốt truyện giàu kịch tính, nhiÒu mèi mâu thuẫn giằng co

víi những cách thắt mở nót bất ngờ luôn tạo được sự hồi hộp, lôi cuốn người đọc.

Trước thế kỉ XX ta hầu nh chưa có một nền văn xuôi tù sự hoàn chỉnh. TiÓu thuyết Việt Nam thêi kỳ trung đại là kiÓu tiÓu thuyết chương hồi đậm chất sử, tiêu biÓu nhất chỉ có thể tới Hòang Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái. Giá trị của tác phẩm nhiÒu khi là ở chỗ nhà văn lùa chọn và sắp xếp những sự kiện có thật tạo nên những trang viÕt hấp dẫn nhờ sự sắp xếp đối chiÕu tương phản giữa các sự kiện, các hình tượng. TiÓu thuyết hiện đại chó ý hơn vào miêu tả tâm lý víi tiÓu thuyết của Tù Lực văn đoàn. Nhưng ngay cả ở những tiểu thuyết tâm lí này,cốt truyện vẫn dùa trên những sự kiện, biÕn cố bên ngoài nhân vật. Ngay cả đối víi các nhà văn hiện thực như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, cốt truyện hấp dẫn với tình tiÕt gay cấn biÕn cố bất ngờ vẫn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Cốt truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố dồn dập những sự kiện, biÕn cố rất căng thẳng và đầy kịch tích.Tất cả các nhân vật đều như những con kiÕn trong chảo nung nóng, cuống quít, hèi hả trong những ngày nóng báng nhất- những ngày cuối kỳ hạn của vụ thuế. Cốt truyện Giông tè của Vũ Trọng Phụng có nhiÒu kịch tính gay cấn bất ngờ đến nghẹt thở, các sự kiện vận động bão táp không thể đoán định trước và làm đảo lộn tất cả. Vũ Trọng Phụng “có khi vì chạy theo sự hấp dẫn của cốt truyện nhà văn đã hi sinh cả nhân vật thành ra sự phát triÓn tính cách ở một số nhân vật có phần khiên cưỡng, giả tạo”(52,42). ĐiÒu này có thể thấy rõ qua cách nhà văn xây dựng sự phát triÓn,thay đổi tính cách ở nhân vật Mịch, Long, ông già Hải Vân… Cốt truyện tiÓu thuyết của Nguyễn Công Hoan càng rõ tính chất gay cấn dồn dập sù kiện hơn nữa, phơi ra những tình huống bi hài.

1.2. Nhưng trong tiÓu thuyết của Nam Cao, cốt truyện có vai trò khiêm tốn hơn. Sức hấp dẫn khó dứt của tiÓu thuyết của Nam Cao không phải là ở cốt truyện. Một thời gian dài trong quá trình nghiên cứu về

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam cao (Trang 34 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w