Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 48 - 50)

3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Do việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh các quy định cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM Việt Nam. Những quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ góp phần định hướng cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các ngân hàng trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đề xuất với Bộ Tài Chính để các NHTM được phép duy trì một tỷ lệ dự phòng hợp lý hơn.

3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân.

Về các khoản trích lập dự phòng cần được điều chỉnh phù hợp giữa dự phòng chung và dự phòng riêng để không xảy ra các trường hợp thừa, thiếu dẫn đến

những sai sót không đáng có. Ngoài ra cần có ngững biện pháp linh hoạt để quỹ dự phòng được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Căn cứ vào đìêu kiện thực tế của ngân hàng, ngân hàng có thể áp dụng các hình thức phân loại nợ hợp lý hơn, để việc trích dự phòng phản ánh đúng rủi ro của ngân hàng.

Ngoài ra, ban lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức một cách đúng đắn rằng không nên quá dựa dẫm và ỷ lại vào nguồn quỹ này. Bởi lẽ, việc quá ỷ lại vào việc đã có dự phòng có thể khiến các ngân hàng liều lĩnh hơn khi cho vay, không tiến hàng thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng một cách khoa học, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng... dẫn đến chất lượng tín dụng thấp kém. Vì thế rủi ro có thể xảy ra liên tục, số tiền được trích vào dự phòng tăng liên tục, ngân hàng sẽ giảm vốn và giảm cho đến khi không còn đủ điều kiện để hoạt động. Nguồn quỹ dự phòng có thể là một nguồn vốn hữu hiệu để các ngân hàng xử lý rủi ro nhưng cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Điều đó tuỳ thuộc vào nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò của dự phòng rủi ro, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo thích hợp, khai thác tốt nhất ý nghĩa của nguồn quỹ này.

Danh mục tham khảo:

• Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, chủ biên: Ts. Nguyễn Thị Mùi, năm 2005.

• Giáo trình kế toán ngân hàng thương mại, chủ biên Ts. Nguyễn Thị Thanh Hương, NSƯT. Vũ Thiện Thập.

• Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN.

• Thông tư số: 15/2010/TT-NHNN Quy định về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 48 - 50)