Nhận xét về đề tài và các định hướng của ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 45 - 48)

Xuân trong thời gian tới.

1.1. Ý nghĩa của đề tài.

Đối với ngân hàng:

Đề tài mang lại ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro, tuy đây là khoản trích lập không nhiều nhưng lại rất quan trọng và có ý nghĩa. Đây là khoản tiền dư phòng chung và riêng rất cần thiết và mang tính bảo đảm cho ngân hàng trong việc ổn định kinh doanh và hoạt động tốt.

Đối với bản thân:

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như những hiểu biết mới về nghiệp vụ kế toán trích lập quỹ dự phòng rủi ro, dể biết được tầm quan trọng của vấn đề mà mình nghiên cứu. Đồng thời cũng nhận thấy những ưu điểm của việc trích lập quỹ dự phòng đê có những định hướng trong tương lai.

2.2. Các định hướng tương lai của đơn vị trong thời gian tới.

Trong những năm tới, ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân phấn đấu thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh, không ngừng củng cố và phát triển để phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Cụ thể trong năm 2004, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển

kinh doanh giai đoạn 2005-2010 của ngân hàng đã được ngân hàng No&PTNT Việt Nam phê duyệt, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đầu tư vốn và đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả công nghệ ngân hàng, mở rộng hơn nữa quan hệ với các chi nhánh cùng cấp.

Đối với công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chi nhánh đề ra một số phương hướng cụ thể trong năm 2009 như sau:

Tổng hợp tình hình và xử lý kịp thời việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, cũng như kết quả thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro của tất cả các chi nhánh quận và trung tâm.

Tổ chức kiểm tra một số chi nhánh và triển khai xây dựng đề cương cho các chi nhánh tự kiểm tra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện công tác thông tin báo cáo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác tổng hợp trích lập dự phòng.

2.2.1. Tăng cường tính chủ động trong sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Việc sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro là công việc nội bộ của ngân hàng, khách hàng không được biết cũng như sau khi đã được xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn có các biện pháp tích cực để thu hồi lại những khoản nợ đó. Vì thế, hoàn toàn có thể nới lỏng các điều kiện trong việc sử dụng nguồn dự phòng đã trích để các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro.

Chẳng hạn, các ngân hàng có thể mở rộng phạm vi phân quyền xử lý rủi ro cho các chi nhánh, cụ thể ở đây là ngân hàng No&PTNT Việt Nam mở rộng phạm vi phân quyền cho các chi nhánh trực thuộc. Việc xử lý rủi ro tập trung ở trụ sở chính có thể thuận lợi cho việc quản lý hòan toàn hệ thống nhưng lại làm giảm đi tính chủ động của các chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch cũng như làm giảm tính kịp thời của việc xử lý. Do vậy, ngân hàng No&PTNT Việt Nam có thể phân quyền rộng hơn cho các chi nhánh, để các chi nhánh tự xử lý rủi ro căn cứ trên số dự

phòng hiện có cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thay vì tập hợp về Trụ sở chính và đợi kết quả xử lý, chánh trường hợp có sự chênh lệch về thời gian. Mức xử lý rủi ro cho từng khách hàng trong các trường hợp cụ thể có thể linh hoạt hơn thay vì bị giới hạn ở mức 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng như hiện nay. Các chi nhánh có thể tự điều chỉnh mức này tùy thuộc vào những tổn thất phải gánh chịu.

Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt các điều kiện về hồ sơ, giấy tờ mà các chi nhánh phải lập. Hiện nay, để một khoản vay được xử lý rủi ro, các chi nhánh phải tập hợp rất nhiều giấy tờ có liên quan mất rất nhiều thời gian nên việc xử lý không kịp thời. Khối lượng giấy tờ nầy tập trung ở trụ sở chính cũng làm giảm hiệu quả công tác ra quyết định xử lý rủi ro. Vì vậy, thay vào đó, các chi nhánh có thể căn cứ dựa trên hồ sơ cũng như tình hình theo dõi khách hàng vay trước đây để xử lý rủi ro khi cần thiết. Như vậy, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rõe phản ánh kịp thời nhu cầu tài chính của ngân hàng trong tong điều kiện cụ thể. Ngoài ra, các chi nhánh cũng sẽ tự chủ hơn trong việc cân đối thu chi đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính.

2.2.2 Tăng cường sự hỗ trợ của kiểm toán và thanh tra ngân hàng.

Việc trích lập dự phòng có ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như sổ thuế phải nộp của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động không lành mạnh có thể lợi dụng đìều này để làm tăng chi phí hoạt động, giảm bớt số thuế phải nộp cho nhà nước. Vì thế việc kiểm tra giám sát việc thực hiện trích lập dự phòng của các ngân hàng là cần thiết để tránh lạm dụng nguồn quỹ này.

Các ngân hàng có thể tự kiểm tra hoạt động này thông qua công tác kiểm toán nội bộ. Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra về công tác trích lập dự phòng của một ngân hàng thông qua hạot động kiểm toán độc lập hoặc thanh tra ngân hàng. Bởi

vậy, các kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hay thanh tra ngân hàng là căn cứ quan trọng để đánh giácông tác trích lập dự phòng của một ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý cần quan tâm đến nguồn thông tin này để đánh giá chính xác hơn về công tác trích lập dự phòng của ngân hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán hay thanh tra ngân hàng cũng là căn cứ quan trọng để các ngân hàng có cái nhìn tổng quát về mọi hoạt động, từ đó xác định một mức dự phòng hợp lý hơn. các kiểm toán viên hay thanh tra viên dựa trên dựa kinh nghiệm của mình có thể tư vấn cho ngân hàng một mức dự phòng hợp lý hơn. Bởi vậy các ngân hàng cần quan tâm hơn đến các kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kết quả thanh tra ngân hàng. Các kiểm toán viên và thanh tra viên cần tăng cường sự hỗ trợ cho ngân hàng trong việc xác định và trích lập dự phòng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 45 - 48)