Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 40 - 45)

hoạt động ngân hàng.

4.1. Hoàn thiện căn cứ trích lập dự phòng rủi ro.

Để việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng phản ánh thực chất hơn về chất lượng hoạt động của NHTM thì việc trích lập phải dựa trên những căn cứ phù hợp hơn. Có nghĩa là tài sản Có của NHTM phải được phân loại

theo các tiêu thức hợp lý hơn, dựa trên cả yếu tố định tính chứ không chỉ yếu tố định lượng, dựa trên yếu tố rủi ro của các tài sản chứ không chỉ dựa trên yếu tố thời hạn của các tài sản như hiện nay.

Mọi loại tài sản đều có thể đưa đến những rủi ro cho ngân hàng. Các khoản cho vay vốn lưu động, trang trải hàng tồn kho, cho vay trung dài hạn, cho thuê tài chính, đầu tư, góp vốn cổ phần, tài sản khác..., tất cả đều tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với mỗi cách thức sử dụng vốn của ngân hàng thì lại chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau, do đó mức độ rủi ro cũng khác nhau. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ thực chất khi ngân hàng trích lập dựa trên việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của các tài sản Có khác nhau. Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể được phân loại thành năm hạng như sau:

(1) Đạt tiêu chuẩn hoặc bình thường ( standard or pass ): là các khoản cho vay mà ngân hàng không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của khách hàng. Hay nói cách khác, các khoản cho vay này được đảm bảo đầy đủ, cả vốn gốc và lãi bằng tiền hoặc các giá trị thay thế cho tiền như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc và trái phiếu.

(2) Cần quan tâm hoặc cảnh giá ( specially mentioned or watch ): là các khoản cho vay có thể tiềm ẩn yếu tố mất khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai nếu không kiểm tra hoặc xem xét.

(3) Dưới chuẩn ( substandard ): là những khoản cho vay mà khả năng trả nợ bị thiệt hại, nguồn trả nợ cơ bản bị thiếu hụt và ngân hàng phải cần đến nguồn trả nợ thứ cấp. Đó là những tài sản thế chấp, bán tài sản cố định, tái tài trợ hoặc vốn khác. Những khoản nợ quá hạn ít nhất 30 ngày cũng thường được xếp vào hạng dưới chuẩn.

(4) Khó đòi ( doubtful ): là những khoản cho vay mà khả năng tổn thất là rõ ràng, việc thu hồi nợ trọn vẹn là đáng ngờ và không chắc chắn. Những khoản vay đã quá hạn ít nhất 180 ngày là thuộc hạng này, trừ phi những khoản vay đó có đảm bảo. Khả năng tổn thất của những khoản vay này là rõ ràng nhưng chưa đến mức xếp hạng tổn thất.

(5) Tổn thất ( loss ): là những khoản vay được xem là không thể thu hồi, giá trị thấp kém, mặc dù vẫn được coi là tài sản của ngân hàng nhưng trong tương lai không có khả năng phục hồi. Những khoản cho vay quá hạn ít nhất 1 năm đều được xếp hạng tổn thất, trừ khi khoản vay đó có đảm bảo chắc chắn.

Trên cơ sở phân loại nợ thành các hạng khác nhau, ngân hàng có thể trích dự phòng rủi ro theo những tỷ lệ tương ứng cụ thể như sau:

Hạng Tỷ lệ trích lập dự phòng Đạt tiêu chuẩn Cần quan tâm Dưới chuẩn Khó đòi Tổn thất 1% - 2% 5% - 10% 10% - 30% 50% - 75% 100%

4.2. Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng.

Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, tự chủ của các ngân hàng. Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động, và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, ảnh hưởng đến thu nhập của các nhân viên. Vì thế, mức dự phòng được trích lập cho thất thoát vốn phải dựa chủ yếu trên cơ sở nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng về chất lượng hoạt động của ngân hàng tại những thời điểm nhất định. Cụ thể là Ban lãnh đạo phải thường xuyên rà soát lại các khoản cho vay có vấn đề và chất lượng tín dụng nói chung, phân tích các điều kiện tài chính kinh tế hiện tại và tương lai, kinh nghiệm trong quá khứ về mức độ thất thoát vốn...Số dự phòng được trích vào chi phí sẽ phản

ánh đúng rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, chi phí hoạt động của ngân hàng được tính toán hợp lý hơn. Nhờ đó, ngân hàng vừa có nguồn để đáp ứng kịp thời khi rủi ro xảy ra nhưng cũng đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên.

4.3. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Nên nếu có những dấu hiệu có thể xảy ra thì cán bộ ngân hàng sẽ là người nhận biết sớm nhất. Và cũng là người thấy được biện xử lý hữu hiệu nhất. Vì thế nếu trình độ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao thì những rủi ro có thể xâyr ra với ngân hàng sẽ được ngăn chặn kịp thời, và hoạt động ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Các ngân hàng cần xây dựng được các chiến lược, các kế hoạch cụ thể về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng một cách thường xuyên. Đó là các chương trình đào tạo để đội ngũ cán bộ được nâng cao tay nghế, cũng như cập nhật, bổ sung các kiến thức mới về kinh tế tiền tệ, về tư duy kinh doanh trong điều kiện mới, về công nghệ ngân hàng hiện đại. Có như vậy, cán bộ ngân hàng mới đánh giá chính xác hơn về những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, cũng như có ý thức hơn trong việc phòng ngừa rủi ro.

Phần C: KẾT LUẬN

CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.1. Kết luận. 1. Kết luận.

Trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng, ai cũng muốn tránh xa thứ rủi ro này, bởi chúng tiêu tốn lợi nhuận, làm kiệt quệ năng lực tài chính và thậm chí là đứt khả năng nghĩa vụ chi trả hay cam kết tài chính với đối tác. Do vậy thời gian cuối năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải loại bỏ một lý do quan trọng nhất là khủng hoảng tài chính. Bởi trong đó không có khủng hoảng nợ, tỷ lệ nợ xấu (theo chuẩn kế toán Việt Nam) tương đối thấp. Nên hệ thống NHTM Việt Nam trong suốt thời gian qua đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng hoàn thiện về mọi mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhưng đi kèm với việc mở rộg và phát triển, các ngân hàng đồng thời cũng phải đối mặt với môi trường kinh doanh phức tạp hơn. Việc cho phép các ngân hàng trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với hệ thống cải cách ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Việc trích đúng, trích đủ dự phòng rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện khẩu lệnh “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, làm giảm đi những chi tiêu quá mức và không hợp lý của ngân hàng. Nguồn quỹ này là một mguồn vững chắc giúp các ngân hàng bù đắp những tổn thất mất vốn trong một môi trường đầu tư mới tiềm ẩn biết bao rủi ro. Nó rất thích hợp vứi một nền kinh tế đang phát triển, với một hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ để bảo vệ các ngân hàng.

Do mới đưa vào áp dụng nên việc thực hiên trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro ở các ngân hàng cũng không tránh khỏi những vướng mắc. các NHTM cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính để đảm bảo rằng các NHTM trích đúng và đủ dự phòng rủi ro. Trong tương lai, những sửa đổi trong cơ chế, quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho phù hợp với thông lệ quốc tế chắc chắn sẽ góp phần nâng cao ý nghĩa của công tác này trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA.doc (Trang 40 - 45)