2. Thực trạng nghiệp vụ kế toán trích lập qũy dự phòng rủi ro tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân.
2.6. Thực trạng nghiệp vụ kế toán sử dụng dự phòng rủi ro.
2.6.1 Các quy định về sử dụng dự phòng để xủ lý rủi ro đối với chi nhánh ngân hàng No&PTNT Thọ Xuân.
Các trường hợp được sử dụng nguồn dự phòng đã trích để xử lý rủi ro:
Do chi nhánh ngân hàng No và PTNT Thọ Xuân là chi nhánh cấp 2 thuộc ngân hàng No&PTNT Việt Nam, nên theo qui định về phân cấp xử lý rủi ro, thì chi nhánh được quyền xử lý rủi ro đối với các trường hợp tài sản “ Có” có thời gian
quá hạn ( kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản ) như sau:
Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.
Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.
Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.
Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.
Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác ( không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh ) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.
Số ngày quá hạn được tính từ thời điểm hạch toán chuyển quá hạn trên tài khoản kế toán cho đến thời điểm xử lý rủi ro. Mức xử lý rủi ro cho một khách hàng tính cả nội tệ và ngoại tệ qui đổi ( theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ) tại thời điểm xử lý rủi ro như sau:
Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước: 2 tỷ đồng trở xuống. Các khách hàng còn lại: 1 tỷ đồng trở xuống.
Đối với các trường hợp vượt quyền xử lý của chi nhánh thì chi nhánh phải tập hợp chuyển về Trụ sở chính để xử lý.
Nguyên tắc xử lý rủi ro:
Chi nhánh chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi số dư quĩ dự phòng đã trích còn trên tài khoản tại Sở giao dịch ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Trường hợp sử
dụng vượt phải được phê duyệt bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro tại Trụ sở chính theo nguyên tắc có hoàn trả.
Đối với những khoản được xử lý rủi ro ( trừ những khoản Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng ) phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau đây:
Không được điều chỉnh giảm số nợ trong hồ sơ cho vay đối với phần nợ đã được xử lý rủi ro.
Bảo đảm bí mật và tuyệt đối không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro.
Ngân hàng trực tiếp cho vay tiếp tục theo dõi và có biện pháp tích cực thu hồi nợ như đối với các khoản nợ thông thường.
2.6.2 Phương pháp hạch toán sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Nhận được giấy báo Có của Sở giao dịch ngân hàng No và PTNT Thanh Hóa chuyển nguồn dự phòng về, kế toán hạch toán:
Nợ TK: 5112- Chuyển tiền đến.
Có TK: 479004- Các khoản phải trả về dự phòng rủi ro tín dụng.
Căn cứ trên các hồ sơ rủi ro được duyệt, trung tâm chuyển dự phòng rủi ro cho các chi nhánh đơn vị trực thuộc, kế toán hạch toán:
Nợ TK: 479004- Các khoản phải trả về dự phòng rủi ro tín dụng. Có TK: 5111- Chuyển tiền đi.
Đồng thời hạch toán ngoại bảng:
Xuất TK 971006 theo từng đơn vị ngân hàng trực thuộc.
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán kế toán sử dụng dự phòng rủi ro
TK chuyển tiền đi TK 479004 TK chuyển tiền đến
(2b) Xuất: TK 971006
(1) Nhận chuyển nguồn dự phòng từ Trụ sở chính. (2) a- Chuyển dự phòng cho các đơn vị.
b- Xuất khỏi ngoại bảng