Bài 53 SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG

Một phần của tài liệu VAT LI 9- KI 2 (Trang 48 - 61)

- khoảng cực cận của mắt người bị cận thị là ngắn hơn so với mắt người bình thường, còn khoảng

Bài 53 SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Biết được các cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu. 2. Kĩ năng:- Phân tích được ánh sáng trắng thành ánh sáng màu.

3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên:

- Lăng kính, nguồn sáng, tấm lọc màu, giá quang học. 2. Học sinh:

- Đĩa CD, gương phẳng, khay nước … III. Tiến trình tổ chức day - học:

1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1:

GV: phát đồ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm HS: làm TN và thảo luận với câu C1+C2 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+C2

HS: suy nghĩ và trả lời C3+C4

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3+C4

I. Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính: 1. Thí nghiệm 1:

Hình 53.1a + 53.1b C1: ta thấy dải màu ánh sáng gồm:

Đỏ - Da cam - Vàng - Lục - Lam - Chàm - Tím. 2. Thí nghiệm 2: Hình 53.1c

C2:

a, - chắn tấm lọc màu đỏ  dải màu biến mất, chỉ còn lại màu đỏ.

- chắn tấm lọc màu xanh  dải màu biến mất chỉ còn lại màu xanh.

b, chắn tấm lọc nửa xanh nửa đỏ  ta thấy đồng thời cả 2 vạch xanh và đỏ nằm lệch nhau.

C3: ý b đúng.

C4: vì từ một chùm ánh sáng trắng ta tách ra được nhiều ánh sáng màu khác nhau.

HS: đọc kết luận trong SGK 3. Kết luận:(SGK)

Hoạt động 2: II. Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD:

HS: làm TN và thảo luận với câu C5+C6 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5+C6

HS: đọc kết luận trong SGK

1. Thí nghiệm 3: (Hình 53.2)

C5: trên mặt đĩa CD có một dải ánh sáng gồm nhiều màu khác nhau.

C6:

- ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.

- ánh sáng từ đĩa CD hắt đến mắt ta gồm nhiều ánh sáng màu - vì từ một chùm ánh sáng trắng ta đã tách ra thành nhiều ánh

sáng màu. 2. Kết luận: (SGK) Hoạt động 3:

GV: đưa ra kết luận chung về sự phân tích ánh sáng HS: nắm bắt thông tin

III. Kết luận chung: (SGK) Hoạt động 4:

HS: suy nghĩ và trả lời C7

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C7

HS: làm TN và thảo luận với câu C8 Đại diện các nhóm trình bày

IV. Vận dụng:

C7: có vì từ ánh sáng trắng ta đã thu được ánh sáng màu theo màu của tấm lọc.

C8:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả

lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C8

HS: suy nghĩ và trả lời C9

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C9

- xét 1 dải ánh sáng trắng hẹp phát ra từ dòng kẻ  nước + gương (lăng kính)  mắt ta thấy 1 dải ánh sáng nhiều màu. C9:

- Hiện tượng cầu vồng

- Nhìn vào 1 vũng dầu ta thấy ánh sáng nhiều màu. - Nhìn vào nước xà phòng ta thấy ánh sáng nhiều màu. 4. Củng cố:

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

IV. Rút kinh nghiệm:

KÍ DUYỆT TUẦN 31

TUẦN 32 Ngày soạn: 18-3-2013

Tiết: 61

Bài 55. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. 2. Kĩ năng: Nắm được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.

3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên: SGK, bài soạn, hộp tán xạ màu, tấm lọc màu 2. Học sinh: Sgk, soạn bài

- Giấy trắng, giấy xanh, tấm lọc màu đỏ. III. Tiến trình tổ chức day - học:

1. Ổn định: 2. Kiểm tra:

Câu hỏi: nêu sự trộn các ánh sáng màu với nhau.

Đáp án: có thể trộn 2 hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau 1 cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết

luận chung cho câu C1 HS: đọc nhận xét trong SGK

C1: khi thấy vật màu trắng, đỏ, xanh lục thì có ánh sáng trắng, đỏ, xanh lục truyền từ vật vào mất ta.

- nếu thấy vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền từ vật vào mắt ta.

* Nhận xét: (SGK) Hoạt động 2:

GV: phát đồ và hướng dẫn HS quan sát HS: làm TN và thảo luận với câu C2+C3 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.

II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật: 1. Thí nghiệm và quan sát:

Hình 55.1 2. Nhận xét:

C2: dưới ánh sáng đỏ thì: - vật màu đỏ vẫn có màu đỏ - vật màu xanh lục có màu đen - vật màu đen có màu đen - vật màu trắng có màu đỏ C3: dưới ánh sáng xanh lục thì: - vật màu đỏ có màu đen

- vật màu xanh lục có màu xanh lục - vật màu đen có màu đen

- vật màu trắng có màu xanh lục Hoạt động 3:

GV: nêu kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

HS: nắm bắt thông tin.

III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:

(SGK) Hoạt động 4:

HS: suy nghĩ và trả lời C4

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4

HS: làm TN và thảo luận với câu C5

Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5

HS: suy nghĩ và trả lời C6

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6

IV. Vận dụng:

C4: ban ngày lá cây có màu xanh vì nó tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. Trong đêm tối lá cây có màu đen vì không có ánh sáng.

C5:

- ta thấy tờ giấy trắng có màu đỏ vì ánh sáng chiếu vào nó là ánh sáng đỏ.

- ta thây tờ giấy xanh có màu đen vì nó tán xạ kém ánh sáng đỏ.

C6: vì vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó nên mắt ta nhìn thấy ánh sáng có màu là màu của vật.

4. Củng cố:

- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

IV/ Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 8-4-2013 Tiết: 62

Bài 56. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được các tác dụng Nhiệt – Sinh học – Quang điện của ánh sáng. 2. Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống có liên quan. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

- Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên: SGK, bài soạn; Hộp thí nghiệm tác dụng nhiệt của ánh sáng, nguồn điện 2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình tổ chức day - học: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

Câu hỏi: nêu kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?

Đáp án: các vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác ; vật màu trắng có khả năng tán xạ tốt các ánh sáng màu ; vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1: HS: suy nghĩ và trả lời C1 +C2

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1 và C2

GV: đưa ra định nghĩa về tác dụng nhiệt của ánh sáng HS: nắm bắt thông tin

HS: làm TN và thảo luận với câu C3 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C3

I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng: 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

C1: để xe đạp ngoài trời nắng, khi ngồi lên ta thấy yên xe nóng. C2: - sản xuất muối - úm gà con - sản xuất điện … * Định nghĩa: SGK

2. Nghiêm cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và màu đen:

a, Thí nghiệm:

Hình 56.2 b, Kết luận:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại màu trắng  vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn so với vật màu trắng. Hoạt động 2:

GV: nêu thông tin về tác dụng sinh học của ánh sang HS: nắm bắt thông tin và trả lời C4 + C5

GV: đưa ra kết luận chung cho phần này.

II. Tác dụng sinh học của ánh sáng:

- Ánh sáng gây ra 1 số đột biến nhất định ở các sinh vật  đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

C4: hiện tượng quang hợp ở cây xanh C5: tắm nắng, ung thư da …

Hoạt động 3: HS: đọc thông tin và trả lời C6

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận cho phần này HS: làm TN và trả lời câu C7

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C7

HS: đọc thông tin về tác dụng quang điện của ánh sáng trong SGK.

III. Tác dụng quang điện của ánh sáng: 1. Pin mặt trời:

C6: máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, ấm đun nước bằng năng lượng mặt trời..

C7: để pin hoạt động cần có ánh sáng

- khi pin hoạt động nó không bị nóng lên  pin hoạt động không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. Tác dụng quang điện của ánh sáng: SGK

Hoạt động 4: HS: suy nghĩ và trả lời C8

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C8

HS: suy nghĩ và trả lời C9

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C9

HS: suy nghĩ và trả lời C10

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C10

IV. Vận dụng:

C8: Acsimet đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

C9: Bố mẹ nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng.

C10: mùa đông mặc quần áo tối màu để hấp thụ tốt năng lượng của ánh sáng để ấm hơn. Còn mùa hè mặc quần áo sáng màu để ít hấp thụ năng lượng của ánh sáng để mát.

4. Củng cố:

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập

- Chuẩn bị cho giờ sau THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD + - Đĩa CD, báo cáo thực hành.

TUẦN 33

Ngày soạn: 10-4-2013 Tiết: 63

Bài 57. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết cách nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD 2. Kĩ năng: Nhận biết được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

- Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên: SGK, bài soạn

- Hộp trộn ánh sáng, tấm lọc màu, đĩa CD. 2. Học sinh: Sgk, soạn bài

- Đĩa CD, báo cáo thực hành. III. Tiến trình tổ chức day - học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra: ( Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS) 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1:

HS đọc SGK để nắm được: - Thế nào là as đơn sắc? - Thế nào là as không đơn sắc?

- HS tìm hiểu mục đích TN - HS tìm hiểu các dụng cụ TN - HS tìm hiểu cách làm TN và quan sát TN I.Lý thuyết. - Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định - Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng cũng có một màu nhất định ,nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu .Do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau

Mục đích thí nghiệm :Xác định được một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD.

Dụng cụ thí nghiệm : Đĩa CD ,các nguồn sáng màu Tiến hành thí nghiệm : chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD .Quan sát ánh sáng phản xạ :

+ Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc + Nếu thấy ánh sáng phản xạ có những màu khác nhau thì

ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc

Hoạt động 2: GV: hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm HS: lắp ráp thí nghiệm

GV: hướng dẫn HS phân tích kết quả thí nghiệm HS: nắm bắt thông tin

II. Nội dung và trình tự thực hành: 1. Lắp ráp thí nghiệm:

Hoạt động 3: HS: làm thí nghiệm theo nhóm

GV: quan sát và giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm

HS: lấy kết quả thí nghiệm để hoàn thiện báo cáo thực hành

III. Thực hành:

Mẫu: Báo cáo thực hành

4. Củng cố:

- Giáo viên thu bài và nhận xét giờ thực hành 5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Chuẩn bị cho giờ sau: Tổng kết chương Quang học. IV. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:10-4-2013 Tiết: 64

Bài 58. TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm của chương Quang học. 2. Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.

3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên: SGK, bài soạn: Hệ thống câu hỏi + bài tập. 2. Học sinh: SGK, soạn bài, ôn lại các kiến thức có liên quan. III. Tiến trình tổ chức day - học:

1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1:

GV: nêu hệ thống các câu hỏi để học sinh tự ôn tập HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên

Một phần của tài liệu VAT LI 9- KI 2 (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w