KÍ DUYỆT TUẦN 25Ngày soạn: 25-2-2013 Ngày soạn: 25-2-2013
Tuần 26
Tiết: 48
Bài 45. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết được tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì - Biết được cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. 2. Kĩ năng: Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế; Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên: SGK, bài soạn, thấu kính phân kì, giá thí nghiệm, nguồn sáng. 2. Học sinh: Sgk, nến, thước kẻ, bật lửa.
III. Tiến trình tổ chức day - học: 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đáp án: thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần ở giữa. Khi chiếu một chùm sáng song song qua thấu kính phân kì thì cho chùm tia ló phân kì.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1:
HS: làm TN và thảo luận với câu C1+C2 Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+C2
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì: C1: đặt một ngọn nến đang cháy gần thấu kính hội tụ, phía
bên kia đặt một màn hứng ảnh. Di chuyển màn ở mọi vị trí từ xa đến gần thấu kính ta đều không thu được ảnh trên màn
C2: để quan sát được ảnh thì ta phải nhìn vật qua thấu kính phân kì.
- ảnh ảo, cùng chiều so với vật. Hoạt động 2:
HS: suy nghĩ và trả lời C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: suy nghĩ và trả lời C4
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4
II. Cách dựng ảnh:
C3: dựng ảnh của điểm B sau đó hạ vuông góc xuống trục chính ta thu được ảnh của điểm A.
C4:
- ta thấy B’ thuộc vào FG và BO nên A’B’ thuộc vào tam giác FOG, từ đó ta thấy A’B’ luôn nằm trong khoảng OF. Hoạt động 3:
GV: hướng dẫn HS vẽ ảnh của vật AB trong 2 trường hợp thấu kính là hội tụ và phân kì HS: lên bảng trình bày
GV: gọi HS khác nhận xét HS: nhận xét, bổ sung
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.
III. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính: C5: a, b, Hoạt động 4: HS: suy nghĩ và trả lời C6 GV: gọi HS khác nhận xét HS: nhận xét, bổ sung cho nhau
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận cho C6
HS: thảo luận và trả lời C7 Đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhau
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho C7
IV. Vận dụng: C6:
- giống nhau: đều là ảnh ảo và cùng chiều với vật.
- khác nhau: ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật.
-> so sánh độ lớn của ảnh ảo và vật để nhận biết TK C7: a, xét ∆AHA’ ~ ∆OFA’ ta có: 3 2 12 8 ' ' ' ' = = ⇔ = O A AA O A AA OF AH
mà AA’ + A’O = AO nên
AO O A AO O A O A + = ⇔ ' = 3 5 ' 3 3 ' 3 2 - xét ∆ABO ~ ∆A’B’O ta có:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
HS: suy nghĩ và trả lời C8
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận cho phần này.
5 18 ' ' 3 5 ' ' 6 ' ' ' = ⇔ = ⇒ AB = B A O A AO B A AB 5 24 ' 3 5 ' 8 ' ' = ⇔ = ⇒BO= O B O A AO O B BO b, làm tương tự.
C8: khi bỏ kính ra thì ta thấy mắt bạn Đông to hơn khi đeo kính.
4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 26-2-2013 Tiết 50.
BÀI TẬP VỀ ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Qua giờ bài tập HS cần hiểu được cách vẽ ảnh của một điểm qua thấu kính phân kì, xác định tính chất của ảnh
- Cho hình vẽ ,cho vật và ảnh xác định loại thấu kính ,giải thích - Biết dựng ảnh của vật trong các trường hợp
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng dựng được ảnh ảo của một vật qua thấu kính phân kì.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận , tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV :SGK, SBT, Bài soạn,
- HS : Ôn tập các kiến thức đã học về TKHT, SGK,SBT , III. Tổ chức hoạt động dạy –học
1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ
- Nêu các đường truyền đặc biệt qua thấu kính phân kì..
- Nêu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì.. 3/ Bài tập:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HĐ 1
Bài 44-4.1 Cho hình vẽ.
a. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi thấu kính.
Bài 44-45.1
b.S’ là ảnh ảo hay ảnh thật? Vì sao? HS lên bảng vẽ hình.
b. ảnh ảo vì nó là giao điểm của các tia ló kéo dài.
HĐ 2
Bài 44-45.2 Cho hình vẽ
a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b. Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì? c. Hãy xác định quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TK?
HS lên bảng thực hiện phép vẽ hình các HS khác làm vào vở
-GV gọi HS nêu nhận xét
Bài 44-45.2
a. S’ là ảnh ảo vì nó nằm cùng phía với trục chính. b. Thấu kính đã cho là thấu kính PK.
c. Hình vẽ.
H Đ 3
-HS đọc bài
- GV: Y/C HS nghiên cứu nội dung bài 44-45.4
Cho hình vẽ.
a. Dựng ảnh A’ của AB qua thấu kính b. Tính độ cao h’ của h và khảng cách từ ảnh đến tk
1 HS lên bảng sử dụng 2 trong ba tia sáng đặc biệt để vẽ hình
- HS lên bảng tính h’ và d’
Bài 44-45.4
a. Dựng ảnh A’ của AB qua thấu kính
b. ' ; ' 2 2 2 h d f h = d = = 4/ Củng cố
Nắm vững các tính chất của ảnh của thấu kính phân kì từ đó có cơ sở vẽ và xác định ảnh của vật qua thấu kính phân kì trong các TH
+ Vật nằm ngoài tiêu cự + Vật nằm trong tiêu cự 5/ Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại các tính chất của ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì , xem lại các bài tập đã làm -Làm bài tập 44-45.3 , 45-45 .5 (Sách bài tập )