CƠ SỞ CỦA XỬ LÝ ẢNH SỐ
2.1.1 Cấu trúc của mắt:
Hình 2.1 Cấu trúc mắt người
Hình 2.1 thể hiện mặt cắt ngang của mắt người. Mắt người gần như là một hình cầu với bán kính xấp xỉ 20mm. Mắt người gồm các thành phần chính: giác mạc, kết
mạc bao ngoài, võng mạc và thủy tinh thể. Giác mạc (cornea) là một lớp màng cứng, trong suốt. Ngay sau giác mạc là màng cứng (sclera) có cấu trúc như 1 thấu kính. Màng trạch (choroid) nằm ngay dưới màng cứng. Nó chứa một hệ thống mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt. Mọi thương tổn đến màng trạch đểu gây ra hiện tượng viêm và ngăn càn dòng máu cung cấp. Màng trạch chứa các sắc tố, ngăn cản bớt ánh sáng xuyên vào mắt. Màng trạch được phân thành 2 thành phần là thể sợi (ciliary body) và iris diaphram (mống mắt). Mống mắt có lỗ tròn ở chính giữa gọi là con ngươi (pupil) có khả năng thay đổi đường kính từ 2 đến 8mm. Màu sắc của mống mắt phụ thuộc vào sắc tố nó mang. Ví dụ mống mắt màu đen chứa sắc tố đen.
Thủy tinh thể (lens) có cấu trúc sợi trong suốt, liên kết với thể sợi. Nó chứa 60% đến 60% nước, 6% chất béo và nhiều protein hơn các thành phần khác. Thủy tinh thể có màu vàng nhạt và tăng dần sắc tố qua tuổi tác. Trong một số trường hợp, người cao tuổi có hiện tượng đục thủy tinh thể và mất thị giác. Thủy tinh thể hấp thụ 8% phổ ánh sáng nhìn thấy và hầu hết sóng có bước sóng ngắn hơn. Cả tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều bị thành phần protein trong thủy tinh thể hấp thu.
Bên trong mắt là võng mạc (retina), nằm ở nơi hội tụ của thủy tinh thể. Khi mắt hoạt động, hình ảnh vật bên ngoài sẽ được phản chiểu lên võng mạc. Thị giác nhận được hình ảnh thông qua sự phân phối tế bào cảm quang trên võng mạc. Có 2 loại tế bào cảm quang: tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón có số lượng 6-7 triệu, cảm ứng tốt về màu sắc chi tiết vật trong ánh sáng mạnh. Thị giác từ tế bào hình nón còn gọi là thị giác màu sắc hay thị giác ánh sáng mạnh.
Lượng tế bào hình que lớn hơn nhiều, từ 75 đến 150 triệu. Nó cho phép nhận được cái nhìn tổng quan về vật thể, kém phân biệt màu sắc và có khả năng cảm quang trong ánh sáng yếu. Ví dụ một vật khi nhìn dưới ánh trăng sẽ không có màu sắc. Do đó tầm nhìn này còn gọi là tầm nhìn thích ứng tối hay thị giác ánh sáng yếu.
Hình 2.2 thể hiện mật độ tế bào hình nón và hình que trên mặt cắt ngang của mắt phải qua dây thần kinh thị giác của mắt. Vùng nới dây thần kinh di đến mắt không có tế bào cảm quang mà ta gọi là điểm mù. Trừ vùng đó, tế bào cảm quan được phân phối theo hình hố. Mật độ tế bào cảm quang được tính theo góc từ hố (theo hệ trục tọa độ cực) và đường xuyên qua tâm của thủy tinh thể và võng mạc.
Chú ý rằng mật độ tế bào hình nón cao ở trung tâm võng mạc (tâm là hố) và giảm dần về các cạnh còn mật độ tế bào hình que lại tập trung ở hố, xung quanh lại phân bố rất ít.