Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động phân tích bctc tại công ty tnhh cung ứng vlxd nam trang (Trang 74 - 81)

Nội dung phân tích là vấn đề mang tính cốt lõi của toàn bộ công tác phân tích BCTC, bởi nó quyết định đến việc người thực hiện sẽ tiến hành các công việc gì và triển khai công việc đó như thế nào nhằm mang lại các thông tin mong đợi. Để khắc phục những hạn chế và thiếu sót còn tồn tại, trong những lần phân tích tới các cán bộ thực hiện cần phải đi sâu hơn vào việc tìm hiểu nguyên nhân và dự báo được các khả năng sẽ sảy ra trong tương lai. Đồng thời phải để xuất ra các hướng giải quyết thích hợp để ban giám đốc công ty có cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả, phù hợp với tính hình thực tế.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần b xung thêm một số chỉ tiêu trong quá trình thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính dưới đây:

- Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình 62

Biểu đồ 3.1. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình

Ngày Lần 180,00 7,00 170,36 6,60

160,00 6,00 140,00 5,00 120,00 4,47 4,00 100,00 80,53 80,00 3,00 54,52 60,00 2,11 2,00 40,00 1,00 20,00 0,00 0,00 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thời gian trả nợ trung bình Hệ số trả nợ

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)

- Hệ số trả nợ là một chỉ tiêu tài chính thể hiện tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả người bán, người lao động và các khoản thuế phải nộp so với quy mô của t ng chi phí quản lý, bán hàng và giá vốn hàng bán. Ngoài ra chỉ tiêu này còn cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Theo bảng t ng hợp số liệu trên, có thể thấy chỉ tiêu hệ số trả nợ của công ty trong thời gian qua có sự biến động rất không n định. Theo đó, năm 2010 là 4,47 lần nhưng đến năm 2011 đã giảm một nửa xuống mức 2,11 lần. Tiếp đó sang đến năm 2012 chỉ tiêu hệ số trả nợ của công ty bất ngờ tăng mạnh lên mức 6,60 lần, ứng mới mức tăng 212,80%. Điều này cho thấy trong năm qua công ty đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính, thực hiện thu hồi vốn nhanh, đáp ứng kịp nhu cầu thanh toán các khoản phải trả, tránh gây nợ đọng kéo dài làm giảm uy tín doanh nghiệp. Trong những năm tới ban giám đốc cần phải chú trọng hơn trong công tác quản lý để duy trì hệ số trả nợ ở mức n định và phù hợp, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro tài chính không đáng có cho công ty.

- Thời gian trả nợ trung bình cho biết số ngày trung bình cho mỗi một kỳ trả nợ.

Tương ứng với biến động của hệ số trả nợ, có thể thấy thời gian trả nợ trung bình trong giai đoạn 2010 - 2012 của công ty có sự thay đ i mạnh và không đồng đều. Cụ thể năm 2010 chỉ số này chỉ là 80,53 ngày nhưng sau đó, bước sang năm 2011 thì việc thanh toán nợ liên tục bị trì hoãn khiến cho thời gian trả nợ trung bình tăng lên đến 63

170,36 ngày, mức tăng 111,55%. Nguyên nhân khiến công ty chậm trễ việc thanh toán cho người bán; lương thưởng cho nhân viên và các khoản thuế phải nộp nhà nước là bởi trong năm 2011 công ty gặp khó khăn trong huy động tiền mặt. Việc nới lỏng tín dụng cho khách hàng khiến nguồn tiền bị ứ đọng, không kịp thu hồi vốn để tái đầu tư cũng như thanh toán nợ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính và uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp, các đối tác. Bước sang năm 2012, khi công ty thu hồi được phần lớn các khoản nợ đọng của khách hàng từ trước khiến cho nguồn tiền mặt trở nên dồi dào hơn, đáp ứng kịp thời việc thanh toán nợ và tái đầu tư. Do đó, chỉ tiêu thời gian trả nợ trung bình của công ty giảm rất nhanh xuống chỉ còn 54,52 ngày. Sự thay đ i này giúp công ty cải thiện hình ảnh và nâng cao uy tín, đồng thời chủ động hơn về tài chính, giảm được các nguy cơ rủi ro thanh toán. Trong những năm tới, công ty cần phải cân nhắc kỹ hơn mỗi khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, nhất là với các hợp đồng có giá trị lớn. Bên cạnh đó còn phải cân đối được thời gian thanh toán nợ sao cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính diễn ra hiệu quả và an toàn. - Chu kỳ kinh doanh: Là chỉ tiêu tài chính cho biết số ngày của một chu kỳ

hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, tính từ khi phát sinh khoản nợ với nhà cung cấp hàng hóa đầu vào khi nhập kho cho đến khi công ty bán hàng hóa đó và thu được tiền về từ khách hàng. Chu kỳ kinh doanh của công ty được t ng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.2. Chu kỳ kinh doanh

Đơn vị tính: Ngày Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1

Thời gian thu nợ 27,65

16,90 27,12 2

Thời gian luân chuyển kho 922,76

560,16 360,58

Chu kỳ kinh doanh 3

950,41 577,06 387,70 = (1) + (2)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)

Có thể thấy thời gian một chu kỳ kinh doanh của công ty ở mức rất cao, lên đến vài năm. Cụ thể, năm 2010 là 950,41 ngày, sau đó đã có sự giảm mạnh qua các năm

tiếp theo và hiện tại chỉ còn 387,70 ngày. Tuy nhiên đây vẫn là một mức rất cao. Chu kỳ kinh doanh kéo dài là do công tác thu nợ và luân chuyển hàng hóa trong kho diễn ra chậm, công ty bị ứ đọng vốn, tiền được xoay vòng chậm làm tăng chi phí sử dụng vốn, mất đi nhiều cơ hội đầu tư đồng thời gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới công ty cần có những thay đ i trong chính sách bán hàng nhằm đem lại hiệu quả hơn nữa trong việc quản lý hàng tồn kho, tránh để sảy ra tình trạng nhập về nhiều nhưng không bán được gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn.

64

- Thời gian luân chuyển tiền: Là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính, dùng để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.

Bảng 3.3. Thời gian luân chuyển tiền

Đơn vị tính: Ngày Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1

Chu kỳ kinh doanh 950,41

577,06 387,7 2

Thời gian trả nợ trung bình 80,53

170,36 54,52

Thời gian luân chuyển tiền 3

869,88 406,70 333,18 = (1) - (2)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)

Tương ứng với chu kỳ kinh doanh, công ty có thời gian luân chuyển tiền cũng ở mức rất cao dù đã có sự điều chỉnh giảm dần qua các năm. Cụ thể, chỉ tiêu tài chính này tại năm 2010 là 869,88 ngày sau đó đã giảm xuống còn 406,70 ngày. Hiện tại, năm 2012 thời gian luân chuyển tiền trung bình của công ty đạt mức 333,18 ngày. Sự suy giảm này diễn ra liên tục qua các năm cho thấy công ty đã và đang từng bước nâng cao chất lượng của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Tốc độ lưu thông của dòng tiền được đẩy nhanh hơn giúp công ty hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, tăng thêm cơ hội đầu tư, từ đó góp phần tăng doanh thu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để cắt giảm thời gian luân chuyển tiền, bên cạnh việc cố gắng giảm thời gian của một chu kỳ kinh doanh xuống thấp hơn, công ty cũng có thể xem xét đến việc tăng

thời gian trả nợ trung bình. Điều này còn giúp cho công ty gia tăng thêm thời gian chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp, từ các khoản lương thưởng và phải nộp nhà nước. Qua đó giúp công ty tăng thêm lượng tiền mặt trong lưu thông, đảm bảo cho khả năng sẵn sàng nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này phải hết sức cân nhắc đến nguy cơ rủi ro không thanh toán kịp các khoản nợ, đồng thời tình trạng nợ đọng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường.

- Vòng quay vốn CSH: Bảng 3.4. Vòng quay vốn CSH Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1

Doanh thu thuần

Đồng 4.337.255.510 9.499.598.183 15.861.912.748 2 Vốn chủ sở hữu Đồng 1.938.731.997 2.311.831.158 3.784.972.826 3 Vòng quay vốn CSH Lần 2,24 4,11 4,19

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012) 65

Vòng quay vốn CSH là một chỉ tiêu quan trọng, có vai trò rất hữu ích trong việc phân tích các khía cạnh tài chính doanh nghiệp, đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn CSH của công ty. Theo đó, cho biết thông qua quá trình sản xuất kinh doanh mỗi một đồng từ vốn chủ sở hữu sẽ giúp công ty thu về 2,24 đồng doanh thu thuần tại năm 2010. Sau đó, sang đến năm 2011 thì tỷ lệ này đã tăng lên đến 4,11 đồng ứng với 9.499.598.183 đồng doanh thu thuần. Mức tăng này cao gần gấp đôi so với năm trước cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn CSH của công ty đã có hiệu quả cao, được cải thiện rõ rệt. Nguyên nhân do năm 2011 vốn CSH có sự thay đ i với mức tăng nhẹ chỉ ở 19,24% trong khi doanh thu thuần của công ty tăng rất cao, lên đến 119,02%. Tiếp đó năm 2012 tỷ số này của công ty có sự biến động nhẹ, tương đối n định khi chỉ tăng từ 4,11 lần lên mức 4,19 lần. Điều này là do trong năm, cả hai khoản mục doanh thu thuần và vốn CSH đều có sự gia tăng xấp xỉ nhau là 66,97% so với 63,72%.

Chỉ tiêu vòng quay vốn CSH của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 liên tục gia tăng thể hiện rằng việc sử dụng vốn CSH để tiến hành hoạt động SXKD diễn ra hiệu

quả, nguồn vốn quay vòng ngày càng nhanh hơn đem lại mức doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục áp dụng các biện pháp kinh doanh hiệu quả, sử dụng hợp lý nguồn vốn để liên tục gia tăng mức doanh thu. Đồng thời công ty nên chú ý đến việc gia tăng nguồn vốn CSH từ khoản lợi nhuận để lại, bên cạnh đó cũng có thể xem xét đến việc tăng thêm vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng cao.

66

LỜI KẾT

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các công ty hiện đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các t chức kinh tế trong và ngoài nước. Tất cả những điều này đặt ra đòi hỏi bản thân mỗi công ty phải luôn xác định được phương hướng, mục tiêu trong hoạt động cũng như khai thác và phát huy tối đa hiệu quả từ những nguồn lực sẵn có nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính để có được cái nhìn toàn diện, khách quan về thực trạng của doanh nghiệp, có thể xác định một cách đúng đắn những ưu, nhược điểm còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, đồng thời dự đoán được những hệ quả tài chính sẽ sảy ra khi công ty tiến hành thực hiện những giải pháp đó. Mặt khác, kết quả phân tích tài chính cũng là mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, chủ nợ cũng như các đối tác kinh doanh của công ty bởi những thông tin này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của họ. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích tài chính công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang, nhìn chung có thể kết luận tình hình tài chính tại đây đang có dấu hiệu tiến triển tốt, phù hợp với đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ban giám đốc cũng rất quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều nguồn cho công tác phân tích tài chính với hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho hoạt động quản lý. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại trong công tác này dẫn đến thực trạng hiệu quả phân tích chưa đạt được như mong đợi. Với bài Khoá luận này, em mong muốn mình có thể đóng góp một phần nào đó những giải pháp hoàn thiện hơn công tác phân tích BCTC, giúp ích cho hoạt động quản lý, kinh doanh của công ty trở nên hiệu quả hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là cô giáo Th.S Ngô Thị Quyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Sinh viên

Nguyễn Quốc Đại

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2011; 2. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2012; 3. Báo cáo KQ HĐKD công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2011; 4. Báo cáo KQ HĐKD công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2012; 5. Lưu chuyển tiền tệ công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2011; 6. Lưu chuyển tiền tệ công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2012; 7. Thuyết minh BCTC công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2011; 8. Thuyết minh BCTC công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang năm 2012.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Phân tích báo cáo tài chính - PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang - NXB Tài chính; - Báo cáo & Phân tích tài chính doanh nghiệp - PGS.TS Phạm Văn Dược - NXB Giao thông vận tải;

- Phân tích tài chính doanh nghiệp - JOSETTE PEYRAD - NXB T ng hợp thành phố HCM.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động phân tích bctc tại công ty tnhh cung ứng vlxd nam trang (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w