Công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang chủ yếu được tiến hành dựa trên hai phương pháp cơ bản là so sánh và phân tích tỷ lệ. Điều này gây ra thực trạng hoạt động phân tích mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các chỉ tiêu tài chính chứ chưa thể hiện được mối quan hệ cũng như mức độ ảnh hưởng qua lại của chúng, đồng thời các yếu tố thành phần tác động đến chỉ tiêu tài chính cũng chưa được đề cập đến. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác phân tích BCTC hơn nữa, trong những năm tới công ty nên b xung phêm phương pháp phân tích Dupont cho hoạt động này. Đây là một phương pháp khoa học, cho thấy mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thành phần với nhau và với chỉ tiêu t ng hợp từ đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, có cơ sở lựa chọn ra các giải pháp thích hợp trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Để b xung phương pháp phân tích tài chính qua mô hình Dupont, ta tiến hành
phân tích các nhân tố tác động lên chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012. ROE là một chỉ tiêu tài chính quan trọng bậc nhất trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận, nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, ngược lại tỷ số ROE mang dấu âm đồng nghĩa với việc công ty kinh doanh thua lỗ.
Có thể xây dựng công thức tính chỉ số ROE theo mô hình Dupont như sau: ROE = x 100% = x x x 100%
= ROS x Hiệu suất sử dụng t ng TS x Hệ số đòn bẩy tài chính 59
Theo mô hình trên, có thể thấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH được cấu thành từ 3 nhân tố là: ROS, hiệu suất sử dụng t ng TS và hệ số đòn bẩy tài chính. Thông qua việc phân tích tác động cũng như mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành
phần này, nhà quản trị có thể giải thích được một cách rõ ràng và chi tiết hơn sự thay đ i của ROE qua các năm. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh các hoạt động của công ty sao cho đạt được mức lợi nhuận trên VCSH mong muốn.
Bảng 3.1. Xác định chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont
STT
Chỉ tiêu
ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh 1 % 6,28 3,93 9,29 thu (ROS) 2 Hiệu suất sử dụng t ng TS Lần 0,27 0,47 0,78 3 Hệ số đòn bẩy tài chính Lần 8,18 8,76 5,35
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 4 % 14,04 16,14 38,92 (ROE)
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)
Trong suốt giai đoạn 2010 - 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn CSH của công ty luôn có sự gia tăng. Cụ thể năm 2011 chỉ tiêu ROE đã tăng nhẹ từ mức 14,04% lên 16,14%, sau đó tiếp tục gia tăng rất mạnh lên mức 38,92%. Cho biết thông qua hoạt động SXKD, cứ mỗi 100 đồng vốn CSH thì công ty mang về 38,92 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2012. Lớn hơn rất nhiều so với mức 14,04 đồng tại năm 2010.
Để làm rõ hơn sự biến động của từng nhân tố thành phần và ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu ROE, ta đi đến những phân tích chi tiết như sau:
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của công ty có sự biến động không n
định. Theo đó, năm 2011 sau khi sụt giảm nhẹ từ 6,28% xuống chỉ còn 3,93%, chỉ tiêu này đã tăng rất mạnh và đạt 9,29% tại năm 2012. Có được điều này là do công ty đã thực hiện tốt việc quản lý kinh doanh, cắt giảm được các khoản chi không cần thiết,
đồng thời tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng được giảm từ 84,78% tại năm 2011 xuống còn 83,14%. Theo mô hình phân tích Dupont xây dựng cho chỉ tiêu ROE ở trên, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 1% với giả thiết hiệu suất sử dụng t ng TS và hệ số đòn bẩy tài chính được giữ nguyên thì sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận trên vốn CSH của công ty tại mỗi năm tăng thêm:
Năm 2010: 0,27 x 8,18 = 2,21 (%) Năm 2011: 0,47 x 8,76 = 4,12 (%) Năm 2012: 0,78 x 5,35 = 4,17 (%) 60
Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu ROS đến tỷ suất sinh lời trên doanh
thu của công ty qua các năm đã ngày càng lớn, tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2010 - 2012. Điều này nghĩa là nhà quản trị có thể điều chỉnh mức tăng ROE thông qua việc cải thiện tỷ suất sinh lời trên doanh thu ngày càng hiệu quả cao hơn. Để có thể tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trong những năm tới công ty cần thực hiện các biện pháp như: cắt giảm chi phí quản lý, kinh doanh; Giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên t ng doanh thu; Thực hiện hiệu quả công tác bán hàng qua đó tăng mức doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng t ng tài sản liên tục gia tăng qua các năm thể hiện rằng hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao hơn so với trước. Với cùng 1 đồng tài sản thì năm 2010 công ty chỉ có thể đem về 0,27 đồng doanh thu thuần nhưng sang đến năm 2012 thì đã có thể mang về 0,78 đồng. Nguyên nhân do trong giai đoạn 2010 - 2012, công ty có mức doanh thu thuần liên tục gia tăng rất mạnh, lần lượt là 119,02% và 66,97% trong khi giá trị t ng tài sản lại không có nhiều biến động. Trong từng năm, khi hiệu suất sử dụng t ng TS của công ty tăng thêm 1 lần (100%) với giả thiết chỉ tiêu ROS và hệ số đòn bẩy được giữ nguyên thì sẽ làm cho chỉ tiêu ROE tăng:
Năm 2010: 6,28 x 8,18 = 51,37 (%) Năm 2011: 3,93 x 8,76 = 34,43 (%) Năm 2012: 9,29 x 5,35 = 49,70 (%)
Từ kết quả trên, có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng t ng tài sản đến hiệu suất sinh sinh lời trên VCSH có sự biến động không đều, nhưng nhìn chung là có xu hướng giảm. Đồng thời, chỉ tiêu thành phần này có khả năng ảnh hưởng đến sự biến động của ROE cũng thấp hơn so với chỉ tiêu ROS. - Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty trong năm 2010 và 2011 n định ở mức
xấp xỉ 8 lần, tuy nhiên sau đó có sự giảm mạnh xuống chỉ còn 5,35 lần tại năm 2012. Điều này thể hiện rằng công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang sử đụng đòn bẩy tài chính ở mức độ thấp hơn. Nguyên nhân là do năm 2012, VCSH của công ty tăng 1.473.141.668 đồng ứng với mức tăng 63,72% trong khi t ng tài sản không những không có sự gia tăng mà còn giảm nhẹ ở mức 0,07%. Đáng lẽ sự suy giảm này sẽ kéo theo chỉ số ROE của công ty giảm xuống. Tuy nhiên điều này đã không sảy ra mà ngược lại, tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 có sự gia tăng rất cao. Điều đó là do hai nhân tố thành phần còn lại cấu thành lên ROE đều có sự gia tăng mạnh, vượt qua mức giảm của hệ số đòn bẩy tài chính. Theo mô hình phân tích Dupont xây dựng cho chỉ tiêu ROE ở trên, khi hệ số đòn bẩy tài chính tăng thêm 1 lần (100%) với giả thiết ROS và hiệu suất sử dụng t ng TS không đ i sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận trên VCSH của công ty tăng thêm tại mỗi năm như sau:
61
Năm 2010: 6,28 x 0,27 = 1,70 (%) Năm 2011: 3,93 x 0,47 = 1,85 (%) Năm 2012: 9,29 x 0,78 = 7,25 (%)
Nhà quản trị có thể tăng chỉ tiêu ROE thông qua việc gia tăng hệ số đòn bẩy tài
chính của công ty. Có thể thấy mức độ tác động của hệ số đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời trên VCSH đã có sự tăng nhẹ tại năm 2011, sau đó tăng rất mạnh gần 4 lần từ 1,85% lên 7,25% vào năm 2012. Chỉ tiêu này ngày càng có vai trò cao hơn trong việc quyết định sự biến động của ROE, tuy nhiên tỷ lệ ảnh hưởng so với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng t ng TS và chỉ tiêu ROS là rất thấp.
Thông qua phương pháp phân tích Dupont áp dụng cho chỉ tiêu ROE trên, nhà quản trị có thể hiểu sâu hơn về nguyên nhân biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn CSH và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu thành phần đến nó. Điều này giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, ban giám đốc có thể điều chỉnh các quyết định kinh doanh của công ty sao cho phù hợp để tác động đến các nhân tố như t ng tài sản, doanh thu thuần, vốn CSH,.. từ đó đạt được tỷ suất hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.
Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp ích cho hoạt động quản lý, kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Trong những năm tới, công ty nên b xung thêm phương pháp này vào công tác phân tích tài chính để nâng cao hiệu quả khai thác thông tin phục vụ quản lý.