Hoàn thiện về tổ chức hoạt động phân tích

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động phân tích bctc tại công ty tnhh cung ứng vlxd nam trang (Trang 69 - 81)

Để công tác phân tích tài chính thực sự trở thành một công cụ hữu ích và hiệu quả phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp thì việc t chức phân tích phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quy mô công ty, mức độ quan tâm của nhà quản lý. Những năm qua công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang đã nhận thức được tầm quan trọng của điều này, từ đó đã tiến dần đến việc xây dựng một quy trình phân tích tương đối hoàn thiện và hiệu quả. Tuy nhiên trước thực trạng công tác phân tích còn diễn ra với tần suất rất thấp, nguồn thông tin mang lại cho công tác quản lý còn chậm trễ, đôi khi không theo kịp với biến động của thị trường.

Thực trạng này đặt ra đòi hỏi trong những năm tiếp theo, công ty nên tiến tới việc tăng tần suất thực hiện phân tích tài chính từ một lần lên thành hai lần trong năm. Tức là cứ mỗi chu kỳ sáu tháng, việc t ng hợp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng như các thông tin liên quan để tiến hành công tác phân tích tài chính lại được thực hiện. Theo đó, từ những kết quả thu được, ban giám đốc công ty sẽ đề ra các phương hướng kinh doanh, kế hoạnh và mục tiêu cho sáu tháng tiếp theo. Điều này sẽ giúp công ty kịp thời nắm bắt được xu hướng biến động và có thể điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bao gồm cả công tác phân tích tài chính, công ty luôn xác định con người là nhân tố quan trọng nhất có vai trò mang tính quyết định.

Hiện nay tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang chưa có đội ngũ nhân viên chuyên trách công tác phân tích tài chính mà chủ yếu tiến hành dựa trên nguồn là cán bộ nhân viên kế toán. Mặc dù họ đều là những người có trình độ và năng lực, tuy nhiên việc thực hiện phân tích tài chính lại không đúng với chuyên môn được đào tạo cũng như vị trí chuyên trách của họ tại công ty. Điều này gây ra tình trạng công tác phân tích còn gặp nhiều hạn chế, thiếu sót. Các vấn đề phát sinh được xử lý thiếu chuyên nghiệp do không đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức dẫn đến thực trạng kết

quả của công tác phân tích BCTC không đem lại được nhiều thông tin hữu ích. Do đó, trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như năng lực phân tích, quản lý tài chính cho các cán bộ của mình. Điều này có thể thực hiện thông qua việc hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện cho 57

họ tự bồi dưỡng, học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó còn có thể trực tiếp cử cán bộ công ty tham gia các khóa học ngắn hạn tập chung.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích

Thông tin được sử dụng cho công tác phân tích tài chính rất đa dạng, có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin bên trong doanh nghiệp là hệ thống thông tin được thu thập và t ng

hợp lại từ các báo cáo tài chính của công ty. Các báo cáo này phải đảm bảo tính chính xác, theo chuẩn mực của chế độ kế toán hiện hành. Thông tin bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu trung bình ngành, thông tin về thị trường và các đối tác cũng như đối thủ cạnh tranh, các thông tin kinh tế chính trị luật pháp. Hiện nay hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang còn rất hạn chế việc sử dụng những thông tin bên ngoài này. Điều đó khiến cho công tác phân tích trở nên thiếu khách quan, đôi khi công ty không xác định được mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần thực hiện những giải pháp sau:

- Tiến hành thu thập, tìm kiếm các chỉ tiêu trung bình ngành từ website, các báo cáo của Bộ Tài chính; T ng cục thống kê; các t chức và các cơ quan nhà nước khác liên quan như http://gso.gov.vn; http://www.mof.gov.vn. Ví dụ, theo như số liệu thống kê ngành “Xây dựng và vật liệu xây dựng” năm 2013 tại trang http://www.stockbiz.vn

ta có một số chỉ tiêu trung bình ngành đặc trưng dưới đây: Khả năng thanh toán nhanh: 0,89 lần;

Khả năng thanh toán hiện hành: 1,51 lần; Tỷ số Nợ dài hạn/Vốn CSH: 0,47 lần; T ng nợ/Vốn CSH: 1,96 lần;

Chỉ tiêu ROA: 1,05%; Chỉ tiêu ROE: 5,53%.

- Theo dõi thông tin về lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng, t chức

tín dụng để tiến hành so sánh với chỉ tiêu ROE của công ty cũng như tình hình nhu cầu nguồn vốn thực tế từ đó xác định xem có nên thực hiện vay nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh hay không. Ví dụ như năm 2012, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước n định ở mức 12 - 15%, trong khi đó nhóm ngân hàng thương mại c phần lại ph biến ở 16 - 17% một năm(nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net). Khi đem ra so sánh lãi suất này với mức 38,92% của chỉ tiêu ROE công ty năm 2012, có thể thấy rằng doanh nghiệp đang có triển vọng kinh doanh rất hiệu quả, đủ sức trang trải chi phí vốn vay mà vẫn có lãi. Do đó, ban giám đốc nên xem xét việc huy động thêm các nguồn vốn vay để mở rộng quy mô kinh doanh cho công ty.

58

- Thường xuyên cập nhập chính sách mới của nhà nước về thuế, hành lang pháp lý, tỷ giá, cũng như các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Đồng thời phải quan tâm đến những xu hướng biến động của thị trường; hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối

tác, các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Đây là những việc làm hết sức cần thiết bởi nó sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho hoạt động phân tích tài chính tại doanh nghiệp, giúp nhà phân tích thực hiện được việc so sánh, đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trên thị trường một cách chính xác. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp, góp phần phục vụ công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty trở nên hiệu quả hơn.

3.2.4. Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang chủ yếu được tiến hành dựa trên hai phương pháp cơ bản là so sánh và phân tích tỷ lệ. Điều này gây ra thực trạng hoạt động phân tích mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các chỉ tiêu tài chính chứ chưa thể hiện được mối quan hệ cũng như mức độ ảnh hưởng qua lại của chúng, đồng thời các yếu tố thành phần tác động đến chỉ tiêu tài chính cũng chưa được đề cập đến. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác phân tích BCTC hơn nữa, trong những năm tới công ty nên b xung phêm phương pháp phân tích Dupont cho hoạt động này. Đây là một phương pháp khoa học, cho thấy mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thành phần với nhau và với chỉ tiêu t ng hợp từ đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, có cơ sở lựa chọn ra các giải pháp thích hợp trong công tác quản lý doanh nghiệp.

Để b xung phương pháp phân tích tài chính qua mô hình Dupont, ta tiến hành

phân tích các nhân tố tác động lên chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012. ROE là một chỉ tiêu tài chính quan trọng bậc nhất trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận, nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, ngược lại tỷ số ROE mang dấu âm đồng nghĩa với việc công ty kinh doanh thua lỗ.

Có thể xây dựng công thức tính chỉ số ROE theo mô hình Dupont như sau: ROE = x 100% = x x x 100%

= ROS x Hiệu suất sử dụng t ng TS x Hệ số đòn bẩy tài chính 59

Theo mô hình trên, có thể thấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH được cấu thành từ 3 nhân tố là: ROS, hiệu suất sử dụng t ng TS và hệ số đòn bẩy tài chính. Thông qua việc phân tích tác động cũng như mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành

phần này, nhà quản trị có thể giải thích được một cách rõ ràng và chi tiết hơn sự thay đ i của ROE qua các năm. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh các hoạt động của công ty sao cho đạt được mức lợi nhuận trên VCSH mong muốn.

Bảng 3.1. Xác định chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont

STT

Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh 1 % 6,28 3,93 9,29 thu (ROS) 2 Hiệu suất sử dụng t ng TS Lần 0,27 0,47 0,78 3 Hệ số đòn bẩy tài chính Lần 8,18 8,76 5,35

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 4 % 14,04 16,14 38,92 (ROE)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2010 - 2012)

Trong suốt giai đoạn 2010 - 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn CSH của công ty luôn có sự gia tăng. Cụ thể năm 2011 chỉ tiêu ROE đã tăng nhẹ từ mức 14,04% lên 16,14%, sau đó tiếp tục gia tăng rất mạnh lên mức 38,92%. Cho biết thông qua hoạt động SXKD, cứ mỗi 100 đồng vốn CSH thì công ty mang về 38,92 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2012. Lớn hơn rất nhiều so với mức 14,04 đồng tại năm 2010.

Để làm rõ hơn sự biến động của từng nhân tố thành phần và ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu ROE, ta đi đến những phân tích chi tiết như sau:

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của công ty có sự biến động không n

định. Theo đó, năm 2011 sau khi sụt giảm nhẹ từ 6,28% xuống chỉ còn 3,93%, chỉ tiêu này đã tăng rất mạnh và đạt 9,29% tại năm 2012. Có được điều này là do công ty đã thực hiện tốt việc quản lý kinh doanh, cắt giảm được các khoản chi không cần thiết,

đồng thời tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng được giảm từ 84,78% tại năm 2011 xuống còn 83,14%. Theo mô hình phân tích Dupont xây dựng cho chỉ tiêu ROE ở trên, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 1% với giả thiết hiệu suất sử dụng t ng TS và hệ số đòn bẩy tài chính được giữ nguyên thì sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận trên vốn CSH của công ty tại mỗi năm tăng thêm:

Năm 2010: 0,27 x 8,18 = 2,21 (%) Năm 2011: 0,47 x 8,76 = 4,12 (%) Năm 2012: 0,78 x 5,35 = 4,17 (%) 60

Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu ROS đến tỷ suất sinh lời trên doanh

thu của công ty qua các năm đã ngày càng lớn, tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2010 - 2012. Điều này nghĩa là nhà quản trị có thể điều chỉnh mức tăng ROE thông qua việc cải thiện tỷ suất sinh lời trên doanh thu ngày càng hiệu quả cao hơn. Để có thể tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trong những năm tới công ty cần thực hiện các biện pháp như: cắt giảm chi phí quản lý, kinh doanh; Giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên t ng doanh thu; Thực hiện hiệu quả công tác bán hàng qua đó tăng mức doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng t ng tài sản liên tục gia tăng qua các năm thể hiện rằng hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao hơn so với trước. Với cùng 1 đồng tài sản thì năm 2010 công ty chỉ có thể đem về 0,27 đồng doanh thu thuần nhưng sang đến năm 2012 thì đã có thể mang về 0,78 đồng. Nguyên nhân do trong giai đoạn 2010 - 2012, công ty có mức doanh thu thuần liên tục gia tăng rất mạnh, lần lượt là 119,02% và 66,97% trong khi giá trị t ng tài sản lại không có nhiều biến động. Trong từng năm, khi hiệu suất sử dụng t ng TS của công ty tăng thêm 1 lần (100%) với giả thiết chỉ tiêu ROS và hệ số đòn bẩy được giữ nguyên thì sẽ làm cho chỉ tiêu ROE tăng:

Năm 2010: 6,28 x 8,18 = 51,37 (%) Năm 2011: 3,93 x 8,76 = 34,43 (%) Năm 2012: 9,29 x 5,35 = 49,70 (%)

Từ kết quả trên, có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng t ng tài sản đến hiệu suất sinh sinh lời trên VCSH có sự biến động không đều, nhưng nhìn chung là có xu hướng giảm. Đồng thời, chỉ tiêu thành phần này có khả năng ảnh hưởng đến sự biến động của ROE cũng thấp hơn so với chỉ tiêu ROS. - Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty trong năm 2010 và 2011 n định ở mức

xấp xỉ 8 lần, tuy nhiên sau đó có sự giảm mạnh xuống chỉ còn 5,35 lần tại năm 2012. Điều này thể hiện rằng công ty TNHH cung ứng VLXD Nam Trang sử đụng đòn bẩy tài chính ở mức độ thấp hơn. Nguyên nhân là do năm 2012, VCSH của công ty tăng 1.473.141.668 đồng ứng với mức tăng 63,72% trong khi t ng tài sản không những không có sự gia tăng mà còn giảm nhẹ ở mức 0,07%. Đáng lẽ sự suy giảm này sẽ kéo theo chỉ số ROE của công ty giảm xuống. Tuy nhiên điều này đã không sảy ra mà ngược lại, tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 có sự gia tăng rất cao. Điều đó là do hai nhân tố thành phần còn lại cấu thành lên ROE đều có sự gia tăng mạnh, vượt qua mức giảm của hệ số đòn bẩy tài chính. Theo mô hình phân tích Dupont xây dựng cho chỉ tiêu ROE ở trên, khi hệ số đòn bẩy tài chính tăng thêm 1 lần (100%) với giả thiết ROS và hiệu suất sử dụng t ng TS không đ i sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận trên VCSH của công ty tăng thêm tại mỗi năm như sau:

61

Năm 2010: 6,28 x 0,27 = 1,70 (%) Năm 2011: 3,93 x 0,47 = 1,85 (%) Năm 2012: 9,29 x 0,78 = 7,25 (%)

Nhà quản trị có thể tăng chỉ tiêu ROE thông qua việc gia tăng hệ số đòn bẩy tài

chính của công ty. Có thể thấy mức độ tác động của hệ số đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời trên VCSH đã có sự tăng nhẹ tại năm 2011, sau đó tăng rất mạnh gần 4 lần từ 1,85% lên 7,25% vào năm 2012. Chỉ tiêu này ngày càng có vai trò cao hơn trong việc quyết định sự biến động của ROE, tuy nhiên tỷ lệ ảnh hưởng so với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng t ng TS và chỉ tiêu ROS là rất thấp.

Thông qua phương pháp phân tích Dupont áp dụng cho chỉ tiêu ROE trên, nhà quản trị có thể hiểu sâu hơn về nguyên nhân biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn CSH và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu thành phần đến nó. Điều này giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, ban giám đốc có thể điều chỉnh các quyết định kinh doanh của công ty sao cho phù hợp để tác động đến các nhân tố như t ng tài sản, doanh thu thuần, vốn CSH,.. từ đó đạt được tỷ suất hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.

Tóm lại, phương pháp phân tích Dupont là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp ích cho hoạt động quản lý, kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Trong những năm tới, công ty nên b

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động phân tích bctc tại công ty tnhh cung ứng vlxd nam trang (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w